Trắc nghiệm tính cách có nên trở thành một phần của quy trình tuyển dụng?

23/08/2023, 08:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các bài trắc nghiệm tính cách đang được một số công ty ứng dụng như một dạng trắc nghiệm nghề nghiệp. Các nhà tuyển dụng thông qua các bài kiểm tra nhằm đánh giá sơ lược về sự phù hợp của ứng viên với tổ chức: từ cách thức xử lý vấn đề, các mối quan hệ giao tiếp, phong cách làm việc…

Từ đó, hình thành 16 nhóm tính cách với những đặc trưng riêng biệt.

Trắc nghiệm tính cách có nên trở thành một phần của quy trình tuyển dụng? - 2

16 nhóm tính cách theo phân loại từ Trắc nghiệm tính cách MBTI

MBTI test là một phần tất yếu trong quy trình tuyển dụng?

Theo CNBC, 80% công ty trong danh sách Fortune 500 và 89 công ty trong danh sách Fortune 100 đã và đang sử dụng Chỉ báo loại Myers-Briggs (MBTI) như một phần tất yếu trong quy trình tuyển dụng của họ. Nhiều ứng viên cũng dần có xu hướng coi đây là một trong những “thủ tục" cần chuẩn bị trước khi tham gia ứng tuyển giống như một chiếc CV (Curriculum Vitae) hay một lá thư bày tỏ nguyện vọng (Motivation Letter).

Tại Việt Nam, nhiều nền tảng công nghệ tuyển dụng thông minh như TopCV.vn cũng đã cung cấp từ lâu công cụ trắc nghiệm MBTI cho phép thực hiện bài kiểm tra trực tuyến cùng những lý giải về 16 nhóm tính cách tương ứng, tiếp lợi thế giúp các bạn ứng viên hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó có những kế hoạch chi tiết hơn cho lộ trình sự nghiệp cá nhân.

Khi nhận xét về tính hiệu quả của việc sử dụng trắc nghiệm tính cách như một phương thức trắc nghiệm nghề nghiệp và sàng lọc ứng viên, có nhiều ý kiến khác nhau đến từ các nhà tuyển dụng.

Nếu một bộ phận cho rằng, MBTI test cho phép họ rút ngắn thời gian trong khâu phân loại ứng viên thông qua đánh giá mức độ phù hợp của họ đối với văn hoá công ty, đặc điểm tính cách từ đó hiểu hơn cách thức tạo ra trải nghiệm nhân viên và sự gắn kết nơi công sở… Đồng thời, trắc nghiệm MBTI còn cho phép nhà tuyển dụng kết nối “đúng người" tới “đúng việc", tối đa hoá hiệu suất. Đơn cử một ESTP thân thiện, hòa đồng và thẳng thắn hay một ESFP lạc quan và thích sự trải nghiệm mới mẻ sẽ thích hợp với những vai trò như chuyên viên tư vấn/bán hàng hơn một INTJ - người thiên về chiến lược, tư duy mạch lạc, suy nghĩ logic, yêu cầu cao về mặt hệ thống và tổ chức (nhóm tính cách thường phù hợp với các vị trí như Lập trình viên máy tính, kỹ sư, chuyên gia phát triển sản phẩm…).

Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng khác lại cho rằng trắc nghiệm nghề nghiệp có thể sẽ lãng phí thời gian, tiền bạc. Đồng thời, họ cũng đặt câu hỏi về mức độ chính xác cùng tính chủ quan của hình thức trắc nghiệm này khi chính hệ thống câu hỏi cũng có khả năng chưa thực sự chính xác dựa trên người tạo ra bài kiểm tra và cách chính nhà tuyển dụng sử dụng kết quả đánh giá.

Trắc nghiệm tính cách và độ hiệu quả của phương pháp này vẫn đang là đề tài thảo luận của nhiều nhà tuyển dụng, nhưng không thể phủ nhận, nếu được sử dụng một cách khôn khéo thì đây sẽ là một lợi thế hữu ích cho các doanh nghiệp trong hành trình kết nối và tối ưu nguồn nhân lực của tổ chức.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/doanh-nghiep/trac-nghiem-tinh-cach-co-nen-tro-thanh-mot-phan-cua-quy-trinh-tuyen-dung-c849a1493724.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/doanh-nghiep/trac-nghiem-tinh-cach-co-nen-tro-thanh-mot-phan-cua-quy-trinh-tuyen-dung-c849a1493724.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trắc nghiệm tính cách có nên trở thành một phần của quy trình tuyển dụng?