Tiếp đó, du học tại chỗ song sinh viên vẫn được nhận bằng tốt nghiệp quốc tế, được cấp từ nền giáo dục tiên tiến như Vương quốc Anh. Bằng cấp này giúp họ gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường việc làm trong nước.
Xu hướng này đặc biệt phát triển sau dịch Covid-19, khi các trường học chuyển dịch từ dạy và học trực tiếp sang trực tuyến. Trong bối cảnh đó, Vương quốc Anh đã tăng cường nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục đại học, ứng dụng công nghệ mới. Từ đó, Vương quốc Anh đã thu hút đông đảo sinh viên châu Phi theo học với nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại mô hình du học tại chỗ ở châu Phi có thể tồn tại lâu dài hay không? Theo tổ chức giáo dục toàn cầu ICEF Monitor, đại dịch Covid-19 có thể góp phần thúc đẩy mô hình giáo dục từ xa nhưng với điều kiện kinh tế và chính trị nhiều xáo trộn như hiện nay, việc duy trì và phát triển mô hình này sẽ gặp nhiều thách thức.
Đơn cử, từ phía các trường đại học Vương quốc Anh, học phí của sinh viên quốc tế là một trong những nguồn thu chính. Các trường có thể tăng học phí để giải quyết tình trạng khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện nay hoặc thu hẹp mô hình dạy trực tuyến do khủng hoảng chi phí năng lượng.
Về phía châu Phi, đây là nguồn sinh viên dồi dào, là mong muốn của nhiều nền giáo dục tiên tiến cạnh tranh với Vương quốc Anh như Australia, Canada... Các nước có thể triển khai nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn lực này, từ đó cạnh tranh mạnh với Vương quốc Anh.
Theo UWN