Những khác biệt này vẫn tồn tại sau hai năm”, tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Ze Wang - chuyên gia về X quang chẩn đoán và Y học hạt nhân tại UMSOM, cho biết.
Đây là một trong những phát hiện đầu tiên chứng minh tác động lâu dài của việc thiếu ngủ đối với phát triển nhận thức thần kinh ở trẻ em. Theo Tiến sĩ Wang và các đồng nghiệp, nghiên cứu có thể hỗ trợ đáng kể cho các khuyến nghị hiện tại về giấc ngủ ở trẻ em.
Trong các đánh giá tiếp theo, nhóm nghiên cứu phát hiện, những người tham gia ngủ đủ giấc có xu hướng dần ngủ ít hơn trong vòng hai năm. Điều này là bình thường khi trẻ bước sang tuổi thiếu niên. Trong khi đó, nhóm ngủ ít không thay đổi nhiều về số giờ ngủ.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến khích các phụ huynh thúc đẩy thói quen ngủ tốt ở trẻ. Trong đó, việc ngủ đủ nên trở thành ưu tiên của gia đình. Đồng thời, trẻ cần tuân thủ thói quen ngủ đều đặn, tham gia hoạt động thể chất trong ngày, hạn chế thời gian sử dụng thiết bị công nghệ một giờ trước khi đi ngủ.