Sai lầm khi dạy con này có thể khiến đứa trẻ hình thành 2 tính cách đối lập nhau.
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của nhiều gia đình được cải thiện đáng kể. Song song với điều này, nhiều gia đình chỉ lựa chọn sinh 1 hoặc 2 con, con cái được cưng chiều hơn trước rất nhiều. Điều này dẫn tới việc trẻ hành xử giống như "một kẻ bắt nạt" khi ở nhà nhưng lại rụt rè khi ra ngoài. Tình trạng này khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy hoang mang, lo lắng.
Nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ, điều đó có thể là do cha mẹ đã mắc phải sai lầm khi dạy con , điển hình là 3 điều dưới đây:
1. Trẻ được nuông chiều quá mức
Nhiều ông bà rất yêu thương cháu và tin rằng, việc đáp ứng mọi nhu cầu của cháu là dấu hiệu của tình yêu thương.
Khi đứa trẻ được người lớn đáp ứng mọi yêu cầu của mình, kể cả những điều vô lý, sự nuông chiều này sẽ khiến trẻ trở nên hư hỏng, độc đoán, tự cho mình là trung tâm của cả nhà.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi trẻ bước vào môi trường bên ngoài như nhà trẻ hay những nơi công cộng khác, trẻ sẽ thấy những quy tắc ở thế giới bên ngoài hoàn toàn khác với ở nhà.
Thế giới bên ngoài rất phũ phàng, không nhẹ nhàng, tình cảm như những gì ông bà cha mẹ đối xử với trẻ. Quyền lực của trẻ không còn hữu dụng ở bên ngoài nữa, khiến chúng trở nên sợ hãi, rụt rè.
2. Ảnh hưởng của cha mẹ
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, hành vi và thái độ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của con cái. Nếu cha mẹ hay áp đặt hoặc thiếu tôn trọng với trẻ khi ở nhà nhưng lại tỏ ra dè chừng, ít nói khi ra ngoài, trẻ có thể dễ dàng bắt chước kiểu hành vi này.
Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên làm gương, tạo nên bầu không khí hòa thuận, tôn trọng trong gia đình mình, dạy con có thái độ chuẩn mực và hành vi đúng đắn khi ra ngoài.
3. Ông bà và cha mẹ mâu thuẫn khi dạy trẻ
Khi ông bà và cha mẹ sống chung với nhau, họ có thể xảy ra xung đột trong quá trình dạy dỗ con cái.
Những bậc cha mẹ hiện đại thường tập trung vào việc nuôi dạy con cái một cách khoa học, khác với cách dạy con của ông bà. Ông bà thường có xu hướng nuông chiều cháu trong khi cha mẹ lại muốn con mình tự lập.
Sự mâu thuẫn trong quan niệm giáo dục này sẽ dẫn đến việc trẻ thể hiện những nét tính cách khác nhau trong những môi trường khác nhau. Trẻ bối rối và không thoải mái khi được chiều chuộng ở nhà nhưng lại phải tuân theo nhiều quy tắc hơn khi ra ngoài.
- Thiết lập các quy tắc nhà rõ ràng
Gia đình cần có những quy định rõ ràng để trẻ biết mình có thể làm gì và không thể làm gì. Nội quy nhà phải được thiết lập và thực thi một cách nhất quán.
Ví dụ: Không được kén ăn, không được tùy ý nổi giận, không được ném đồ đạc...
- Có khen - phạt rõ ràng
Để giúp trẻ tuân thủ tốt hơn các quy định của gia đình, cha mẹ có thể phát triển hệ thống khen thưởng và trừng phạt. Trẻ được thưởng nếu tuân thủ các quy tắc và bị phạt nếu vi phạm những quy tắc đã đặt ra.
Phần thưởng không nhất thiết phải là vật chất, có thể là lời khen ngợi hoặc tăng thời gian chơi. Bằng cách này, trẻ có thể hiểu và tuân theo các quy tắc gia đình tốt hơn.
- Phát triển kỹ năng xã hội
Trẻ nhút nhát khi ra ngoài có thể là do thiếu kỹ năng xã hội. Cha mẹ có thể giúp con thực hành cách tương tác với người khác thông qua các mô phỏng tình huống và các phương pháp khác.
Ví dụ:
Cha mẹ có thể mô phỏng những cảnh gặp ở trường mẫu giáo để dạy trẻ cách tương tác với bạn bè, dạy trẻ bày tỏ nhu cầu...
- Cải thiện EQ
Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể giúp con mình nâng cao EQ thông qua giao tiếp và hướng dẫn hằng ngày. Dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc, hiểu cảm xúc của người khác và nâng cao khả năng đồng cảm.
- Cha mẹ trở thành tấm gương tốt
Mỗi lời nói, việc làm của cha mẹ đều là tấm gương cho con cái noi theo. Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ nên thể hiện sự tôn trọng, thấu hiểu và bao dung với con mình.