Trẻ vừa sốt virus xong lại mắc cúm A, sốt xuất huyết: Cha mẹ không biết con bị "nợ miễn dịch"

23/11/2022, 14:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời gian gần đây, không ít các bậc phụ huynh lo lắng khi trẻ vừa tháng trước vào viện vì sốt virut thì hai, ba tuần sau lại nhập viện vì cúm A, cúm B, sốt xuất huyết. Tại các khoa nhi của các bệnh viện, tình trạng quá tải đang xảy ra cả tuyến trung ương và địa phương.

“Tuy nhiên, sau bệnh 7 - 10 ngày thì cần thiết bổ sung sắt kẽm dự phòng cho nhu cầu hàng ngày từ 2-3 tháng để cơ thể hấp thu dần dần, bổ sung lượng thiếu hụt và hỗ trợ phục hồi cơ thể, củng cố hệ miễn dịch cho trẻ” chuyên gia đưa lời khuyên.

Thức ăn hằng ngày chỉ cung cấp khoảng 50% nhu cầu sắt và kẽm cho trẻ.

Có cần xét nghiệm trước khi bổ sung sắt kẽm cho trẻ không?

Không ít phụ huynh cũng đặt câu hỏi liệu có cần phải xét nghiệm trước khi bổ sung sắt và kẽm hay không? Nếu không xét nghiệm có sợ bị thừa chất hay không?

Theo các chuyên gia, việc xét nghiệm vi chất là không cần thiết trừ khi có chỉ định của bác sĩ khi có nghi ngờ thiếu hụt lớn và đang ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Để nhận đủ sắt kẽm, trẻ cần có chế độ đa dạng đầy đủ các thực phẩm giàu kẽm, sắt và có thể bổ sung nhưng chọn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khuyến nghị sinh lý hàng ngày.

Giải thích cho vấn đề này, chuyên gia cho biết: Trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi có nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng cao đặc biệt là sắt và kẽm: Bởi lượng sắt, kẽm dự trữ chỉ dùng đủ trong 4 tháng đầu đời với điều kiện mẹ sinh đủ ngày đủ tháng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Lượng sắt trong sữa mẹ khá thấp, trẻ phải dùng từ 17 đến 20 lít mỗi ngày mới đảm bảo đủ lượng sắt và kẽm cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy giai đoạn từ 6 tháng – 5 tuổi là giai đoạn “Khoảng trống sắt kẽm” đối với trẻ nên cần bổ sung sắt kẽm hàng ngày dưới dạng uống cho trẻ theo liều dự phòng (1mg/1kg cân nặng).

Còn PGS.TS Diệu Thúy cho rằng, việc bổ sung sắt kẽm có nhiều lợi ích đồng thời tăng khả năng miễn dịch. Cha mẹ có thể chủ động mà không cần xét nghiệm, nhất là đối với trẻ sinh non, nhẹ cân, biếng ăn, ăn uống kém đa dạng, lười ăn thực phẩm giàu đạm, chế độ ăn chủ yếu là sữa…

Sau bệnh 7 - 10 ngày, cần thiết bổ sung sắt, kẽm dưới dạng vi chất dinh dưỡng giúp trẻ nhanh hồi phục hệ miễn dịch.

Uống sắt, kẽm cho trẻ cùng lúc có sợ chúng “đánh nhau” không?

Không ít cha mẹ bày tỏ sự băn khoăn về việc bổ sung cùng lúc sắt kẽm liệu có gây cạnh tranh hấp thu hay không?

Lý giải lo lắng này, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết: Không có đứa trẻ nào chỉ thiếu sắt, hay chỉ thiếu kẽm mà thường thiếu song hành. Việc bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hấp thu giữa hai vi chất này. Và đặc biệt khi dùng cùng nhau chúng còn hỗ trợ nhau trong hấp thu.

Đồng quan điểm, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi bổ sung sắt và kẽm, việc cân bằng hàm lượng của hai yếu tố này cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nên lựa chọn sản phẩm có cả sắt và kẽm với tỉ lệ 1:1 để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

Với những phân tích nêu trên, các chuyên gia Nhi khoa cho rằng, việc “trả nợ miễn dịch” cho trẻ cần thực hiện càng sớm càng tốt. Trong đó, chú ý các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt là sắt và kẽm để giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Theo Lam Uyên (Tiền Phong)
https://tienphong.vn/tre-vua-sot-virus-xong-lai-mac-cum-a-sot-xuat-huyet-cha-me-khong-biet-con-bi-no-mien-dich-post1488544.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/tre-vua-sot-virus-xong-lai-mac-cum-a-sot-xuat-huyet-cha-me-khong-biet-con-bi-no-mien-dich-post1488544.tpo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trẻ vừa sốt virus xong lại mắc cúm A, sốt xuất huyết: Cha mẹ không biết con bị "nợ miễn dịch"