Triển khai tổ hợp môn học lựa chọn: Uyển chuyển thực hiện phù hợp với thực tế địa phương

Hiếu Nguyễn | 25/03/2022, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, với lớp 10, ngoài các môn học bắt buộc chung, có môn học, chuyên đề học tập dành cho học sinh tự chọn.

Về phía học sinh và phụ huynh, việc cần làm là cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp. Chuyển đổi từ chỗ học theo kế hoạch cố định sang tự do lựa chọn môn học dĩ nhiên ban đầu sẽ có chút bối rối, nhưng đây là cơ hội để học sinh được tự mình quyết định việc học của mình. Tôi tin rằng những bối rối này, nếu có, sẽ nhanh chóng qua đi với sự tư vấn và tổ chức phù hợp của nhà trường.

GS Nguyễn Minh Thuyết.

Giải pháp trước mắt về giáo viên

- Khi cho học sinh quyền lựa chọn sẽ xuất hiện môn được lựa chọn nhiều, môn được lựa chọn ít; từ đó việc bố trí đội ngũ sẽ khó khăn. Chưa kể hầu hết các trường hiện nay chưa có giáo viên Mĩ thuật, Âm nhạc. Cần giải quyết bài toán này thế nào, thưa Giáo sư?

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đa dạng của học sinh, cả trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai, khi điều kiện dạy và học sẽ thay đổi. Để khắc phục khó khăn trước mắt về biên chế giáo viên, cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương có thể điều động hoặc ký hợp đồng giảng dạy với giáo viên có đủ điều kiện giảng dạy những môn học này từ các cấp học khác, trường chuyên nghiệp.

Ngành Giáo dục cũng có thể cho phép học sinh học những môn này ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, công nhận kết quả học tập của các em như môn học ở trường THPT. Dĩ nhiên, nếu không nhiều học sinh địa phương có nguyện vọng học các môn này thì không cần áp dụng các giải pháp nói trên.

- Vậy, trường hợp học sinh ở lớp 10 chọn một tổ hợp môn học, đến lớp 11 lại có nguyện vọng thay đổi thì giải quyết như thế nào trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, theo Giáo sư?

- Tình huống này, Ban soạn thảo chương trình đã lường trước. Trong trường hợp này, nhà trường bảo lưu kết quả học tập của học sinh ở lớp 10 để học sinh đó được lên lớp, nếu đủ điều kiện. Nhưng để có đủ kiến thức, kỹ năng theo học các môn học ở tổ hợp mới, dĩ nhiên, học sinh đó phải học lại chuyên đề của môn học mới ở lớp 10.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Chương trình giai đoạn giáo dục cơ bản được thiết kế theo hướng tích hợp, nhưng phân hóa dần theo quy luật nhận thức của học sinh. Cấp THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh được lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, học sinh cũng không thể học quá ít môn, vì giai đoạn giáo dục cơ bản của chúng ta chỉ học 9 năm, thời lượng học ít hơn học sinh các nước nhiều (riêng 2 cấp tiểu học và THCS, học sinh Việt Nam học ít hơn các nước OECD 2.051 giờ). Do đó, các em phải học các môn công cụ: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; các môn bắt buộc theo luật (Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Giáo dục thể chất); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục địa phương. Các em đồng thời phải chọn ít nhất 1 môn học ở mỗi nhóm môn học lựa chọn để bảo đảm giáo dục toàn diện.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/trien-khai-to-hop-mon-hoc-lua-chon-uyen-chuyen-thuc-hien-phu-hop-voi-thuc-te-dia-phuong-za3mkmsng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/trien-khai-to-hop-mon-hoc-lua-chon-uyen-chuyen-thuc-hien-phu-hop-voi-thuc-te-dia-phuong-za3mkmsng.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triển khai tổ hợp môn học lựa chọn: Uyển chuyển thực hiện phù hợp với thực tế địa phương