Triết lý giáo dục được Hiệu trưởng Yale, Harvard và Stanford đồng tình: "Dạy người" khó hơn dạy kiến thức!

Đông, | 11/12/2023, 06:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Câu hỏi quan trọng mà ai cũng cần trả lời: "Rốt cuộc thì bạn muốn bản thân trở thành người như thế nào?".

Khi họ hiểu được sự hữu ích của việc học và có thể áp dụng và sử dụng những gì họ đã học, kiến thức sẽ được tiếp thu một cách đầy tự nhiên, nó nằm gọn trong não mà không cần phải cố gắng ghi nhớ. Để đạt được điều này, chúng ta có thể dạy học sinh làm nghiên cứu, thu thập thông tin, tìm hiểu vấn đề, đặt câu hỏi, phân tích vấn đề, và cuối cùng là giải quyết vấn đề và rút ra kết luận.

Trong thời đại mà kiến thức rất dễ tiếp thu như hiện nay, việc ghi nhớ các công thức và cách cách làm bài máy móc không còn là trọng tâm nữa, chìa khóa cho vấn đề này là có thể sử dụng toàn diện kiến thức và kỹ năng của các ngành khác nhau đã học để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong thực tế. Hiện nay, ngày càng có nhiều trường tiên tiến đã mở ra nhiều khóa học có tính sáng tạo cao để sinh viên theo học.

Triết lý giáo dục được Hiệu trưởng Yale, Harvard và Stanford đồng tình:  Dạy người khó hơn dạy kiến thức! - Ảnh 3.

Để trẻ tự phát triển

Nhiều phụ huynh vẫn đang theo đuổi cách giáo dục con bằng cách "ép chín". Ngoài lịch học dày đặc trên lớp, họ cũng sẽ cố gắng sắp xếp rất nhiều hoạt động sau giờ học để lấp đầy thời gian của con.

Trên thực tế, cách giáo dục này sẽ gây ra hai vấn đề lớn, một là trẻ em sẽ mất không gian và thời gian để tự khám phá, và sẽ không thể khám phá sở thích thực sự của chúng. Thứ hai, trẻ có thể mất động lực và sự tò mò để học Tập. Tám mươi hoặc chín mươi phần trăm những gì chúng được ép học, rồi sẽ rơi vào quên lãng.

Từ năm 1995 đến năm 2000, Khoa Kỹ thuật Điện tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi toàn diện và có hệ thống đối với các sinh viên từng tốt nghiệp của trường. Sau nghiên cứu, họ phát hiện ra sinh viên càng tham gia nhiều vào các khóa học chuyên nghiệp càng ít đạt được thành công sau khi bước vào xã hội. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, rất nhiều kiến thức trên lớp đã lỗi thời chỉ sau một vài năm. Nhiều trường hàng đầu khác cũng có kết quả nghiên cứu tương tự, vì vậy nhiều trường đang bắt đầu giảm số lượng các khóa học được giảng dạy trong trường để tăng thời gian trải nghiệm bên ngoài xã hội cho sinh viên.

William Kirby, cựu hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật và Khoa học, Đại học Harvard, chỉ ra rằng các trường đại học tốt nhất là những trường đảm bảo rằng sinh viên có cơ hội khám phá những lĩnh vực họ không biết hoặc thậm chí có thể không quan tâm và điều đó giúp sinh viên chuyển đổi ngành nghề một cách dễ dàng hơn.

Thất bại không có gì quá đáng sợ

Trong suy nghĩ của nhiều người, thất bại là một điều không nên, nhưng trong thế giới mới, thất bại lại được "bình thường hóa". Đây là cách để xây dựng khả năng chịu đựng và phục hồi của một người.

Trên thực tế, việc cho học sinh tự do khám phá đồng nghĩa với việc học sinh có thể có nguy cơ thất bại, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Các nhà lãnh đạo giáo dục đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trải qua những thất bại trên con đường phát triển của trẻ, và càng sớm càng tốt, để các em có thể dần thích nghi với những rủi ro ngay từ nhỏ để có thể "miễn dịch" tốt. Rèn luyện tính cách mạnh mẽ và học cách kiên trì, đây cũng là một "khóa học bắt buộc" đối với giới tinh hoa từ mọi tầng lớp xã hội.

Đối với phụ huynh, Hiệu trưởng Đại học Yale Sulpit đưa ra lời khuyên thẳng thắn:

"Nếu bạn muốn con học được sự kiên trì, nếu bạn muốn con có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống, nếu bạn muốn con có thể đối phó với thất bại trong tương lai, nếu bạn muốn con đứng dậy được sau những thất bại, bạn phải học cách buông bỏ. Cha mẹ không thể kiểm soát 100% con không sử dụng thiết bị điện tử, cha mẹ sẽ không thể nhắn tin quan tâm con mỗi giờ, cha mẹ không thể xóa bỏ tất cả những trở ngại trong cuộc sống của con".

Là cha mẹ, chúng ta không cần phải cố tình tạo ra nhiều "cơ hội" cho con cái. Điều cha mẹ cần làm chỉ là buông bỏ một cách thích hợp, để con có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn, từ những việc đơn giản như làm việc nhà, dọn dẹp phòng ốc đến tự mình chịu trách nhiệm về mọi thứ mình được giao phó, cho con không gian tự giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn, có cơ hội lựa chọn con đường riêng, có cơ hội đưa ra quyết định và phải tự mình gánh chịu hậu quả, điều này cũng sẽ khiến chúng chủ động hơn trong việc theo đuổi cuộc sống mà bản thân mong muốn.

Mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống là gì?

Trong xã hội hiện đại, cuộc chạy đua vũ trang giữa những đứa trẻ bắt đầu gần như khi chúng còn trong bụng mẹ. Từ việc lo cho con vào một trường mẫu giáo tốt, rồi học lớp 1, lớp 2 đến tuổi vị thành niên, thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi. Ôn thi vất vả ngày đêm để được vào một trường đại học tốt, có công việc ổn định rồi sinh con đẻ cái…

Trên thực tế, con đường đến với giáo dục đại học chỉ bằng 1/4 và 1/5 chặng đường dài của cuộc đời. Nếu đốt cháy nhiên liệu sẵn có từ sớm, áp lực đi học, thi cử khiến trẻ mất đi nhiệt huyết học tập. Nếu như từ nhỏ đến lớn, mọi việc vì con cái đều do cha mẹ "an bài" thì khi cha mẹ dần già đi thì con cái phải làm sao?

Khi chúng ta nghĩ về việc nuôi dưỡng con cái, mục tiêu cuối cùng là gì? Thành công có nghĩa là gì? Nhiều chuyên gia giáo dục đã nhấn mạnh giá trị của "con người" và sự quan tâm đến bản thân học sinh từ nhiều góc độ khác nhau, và họ hy vọng rằng học sinh có thể thiết lập mối quan hệ tích cực suốt đời với giáo viên và bạn học ở trường, tìm thấy sở thích của riêng mình, khám phá bản thân, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình và sống một cuộc sống có ý nghĩa, điều này quan trọng hơn một công việc tốt, thu nhập tốt và địa vị xã hội trong mắt nhiều người.

Cuối cùng thì chúng ta muốn trở thành người như thế nào? Bạn muốn cuộc sống như thế nào? Sau khi suy nghĩ về những câu hỏi này một cách rõ ràng, chúng ta có thể quyết định loại thái độ nào chúng ta nên sử dụng để đối mặt với cuộc sống ngày nay. Bạn nên đặt mục tiêu dài hạn để nhìn vào những gì bạn đang làm ngày hôm nay, để có được một cái nhìn mới về cuộc sống.

Nguồn Sohu

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/triet-ly-giao-duc-duoc-hieu-truong-yale-harvard-va-stanford-dong-tinh-day-nguoi-kho-hon-day-kien-thuc-d291810.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/triet-ly-giao-duc-duoc-hieu-truong-yale-harvard-va-stanford-dong-tinh-day-nguoi-kho-hon-day-kien-thuc-d291810.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triết lý giáo dục được Hiệu trưởng Yale, Harvard và Stanford đồng tình: "Dạy người" khó hơn dạy kiến thức!