Bức ảnh không ghi ngày tháng do Chính phủ Triều Tiên cung cấp cho thấy cuộc thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn mới được thiết kế cho tên lửa đạn đạo tầm trung ở Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) có thể được phóng từ dưới biển, khiến chúng cực kỳ cơ động và khó bị phát hiện.
Khả năng của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đã được kiểm chứng sẽ đưa kho vũ khí của Triều Tiên lên một tầm cao mới, cho phép triển khai xa hơn bán đảo Triều Tiên và có khả năng phóng lần hai trong một cuộc tấn công.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đang hoạt động của Triều Tiên được gọi là Pukguksong-3, có tầm bắn ước tính khoảng 1.900 km. Vào tháng 10/2021, Triều Tiên đã tuyên bố thử nghiệm thành công phiên bản mới của tên lửa này.
Nhưng khả năng phóng tên lửa chính xác từ trên biển của Bình Nhưỡng vẫn chưa rõ ràng. Theo Firstpost, các cuộc thử nghiệm trước đây được thực hiện trên các tàu cũ, kể cả từ bệ chìm, chứ không phải tàu ngầm thực sự.
Triều Tiên cho biết họ đã bắn hai tên lửa hành trình chiến lược từ tàu ngầm vào tháng 3/2023; nhưng các nhà phân tích cho biết có vẻ như chúng được phóng từ trên mực nước biển, do đó mất đi ưu thế tàng hình của loại vũ khí này.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un vào năm ngoái tuyên bố rằng, Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân "không thể đảo ngược". Ảnh: KCNA
Tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ ít nhất Mach 5 - gấp 5 lần tốc độ âm thanh - và có thể cơ động trong khi bay, khiến chúng khó theo dõi và đánh chặn hơn.
Tùy thuộc vào thiết kế, các nhà phân tích cho rằng những tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
Sau ba cuộc thử nghiệm – một vào tháng 9/2021 và hai lần vào năm 2022 – Triều Tiên cho biết họ đã hoàn tất quá trình xác minh cuối cùng về tên lửa siêu thanh đầu tiên của mình.
Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 và thực hiện vụ thử thứ sáu, mạnh nhất vào tháng 9/2017.
Ước tính sức mạnh hoặc năng lượng nổ của đầu đạn đó dao động từ 100 đến 370 kiloton, vượt xa con số 15 kiloton của quả bom Mỹ tàn phá Hiroshima năm 1945.
Một báo cáo được Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố năm nay đã trích dẫn các ước tính bên ngoài về việc Triều Tiên sở hữu đủ nguyên liệu cho "20 đến 60 đầu đạn".
Triều Tiên cũng đang theo đuổi việc phát triển các đầu đạn nhỏ hơn để phù hợp với nhiều hệ thống phóng tên lửa khác nhau.
Vào tháng 3 năm nay, ông Kim Jong Un đã kêu gọi mở rộng sản xuất "vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí" khi Triều Tiên công bố thứ dường như là một đầu đạn hạt nhân chiến thuật mới nhỏ hơn.
https://soha.vn/trieu-tien-thu-ten-lua-manh-nhat-hwasong-18-kho-vu-khi-ngay-cang-khung-cua-binh-nhuong-co-gi-20231220104411788.htm