Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, thầy Quân cho rằng xây dựng 'Góc địa phương' còn có ý nghĩa quan trọng giúp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
"Ở mỗi dụng cụ, hiện vật đều được ghi chú bằng Tiếng Việt. Vì vậy, trẻ có thể tìm những chữ cái đã học thông qua các ghi chú trên hiện vật được trưng bày ở 'Góc địa phương'.
Bên cạnh đó, tại 'Góc địa phương' còn tích hợp được nhiều môn học khác nhau như tạo môi trường để trẻ làm quen với trang phục truyền thống, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của dân tộc mình. Từ đó, kích thích hứng thú học tập, khả năng tìm tòi và khám phá môi trường xung quanh của trẻ", thầy Quân chia sẻ.
Mô hình nhà sàn của đồng bào người dân tộc Thái. Hầu hết các sản phẩm đều có sự chung tay của phụ huynh tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường. |
Là cô giáo người dân tộc Thái, gắn bó với Trường Mầm non Thành Sơn hơn 17 năm qua, cô Lò Thị Thức cũng cho rằng, xây dựng 'Góc địa phương' mang lại hiệu quả thiết thực trong trường Mầm non. Không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tăng cường thêm Tiếng Việt, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác.
"Ở 'Góc địa phương' được bày trí rất phong phú và đa dạng từ đồ dùng hàng ngày, sản phẩm thêu dệt cho đến trang phục dân tộc,… giúp trẻ thỏa sức khám phá.
Đặc biệt, mỗi đồ vật đều ghi chú rõ ràng bằng Tiếng Việt để trẻ gọi tên và trau dồi Tiếng Việt. Trong năm học tới, chúng tôi dự định sẽ phối hợp với phụ huynh bổ sung thêm những sản phẩm mới để 'Góc địa phương' của nhà trường ngày càng phong phú hơn”, cô Thức bộc bạch.
Ông Hà Tự Nhiên – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bá Thước cho biết, xuất phát từ mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương, Phòng đã chỉ đạo các trường Mầm non xây dựng 'Góc địa phương'.
Học sinh nhà trường trong trang phục truyền thống. |
"Giáo dục truyền thống địa phương đòi hỏi phải có lộ trình và cần có sự quan tâm, hưởng ứng của gia đình, nhà trường và xã hội. Khi đưa Góc truyền thống địa phương vào lớp học có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ hiểu được truyền thống, cội nguồn dân tộc mình thông qua hình ảnh, lời kể của thầy, cô. Từ đó, góp phần hình thành nhân cách và hiểu được giá trị truyền thống quê hương", ông Nhiên cho hay.
Theo ông Nhiên, hiện các trường Mầm non trên địa bàn huyện Bá Thước đã và đang triển khai nội dung này vô cùng hiệu quả.
Ông Nhiên cho biết thêm, từ năm học 2022-2023 thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Phòng GD&ĐT đã biên soạn tài liệu về Lịch sử địa phương triển khai từ bậc học Mầm non trở lên. Theo đó, ngoài các góc học tập, trẻ Mầm non sẽ được trang bị thêm một số hiểu biết cơ bản phù hợp với lứa tuổi về truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh tại địa phương.
“Hiện nay, giáo viên nhà trường đang tranh thủ thời gian nghỉ hè còn lại để trang trí nhóm lớp, vệ sinh phòng học và bổ sung thêm một số dụng cụ, sửa chữa đồ vật bị hư hỏng, chuẩn bị mọi điều kiện để đón học sinh tựu trường”, thầy Trịnh Hồng Quân, Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Sơn.