Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng

27/05/2023, 15:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau giờ tan lớp, học sinh bán trú dắt díu nhau đi bộ hơn 1km để tắm rửa, giặt giũ. Đến nơi dù có nước cũng phải ngồi chờ nhau, có khi mất vài tiếng.

“Nhà trường mong các cấp, ngành và nhà hảo tâm giúp đỡ để nhà trường khắc phục tình trạng thiếu nước như hiện nay. Chúng tôi cũng mong được hỗ trợ xây dựng thêm các bể chứa nước để đảm bảo cho việc sinh hoạt của học sinh”, thầy Trịnh Hoàng Sơn bày tỏ.

Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng ảnh 5
Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng ảnh 6

Các trường vùng cao của Nghệ An phần lớn đều chưa tự chủ được nguồn nước, thay vào đó phụ thuộc vào khe suối tự nhiên, dòng chảy không ổn định. Nếu ở gần sông, suối lớn là một thuận lợi đối với trường học. Nhưng đối với những trường ở địa hình cao thì thầy cô giáo phải vào sâu trong rừng để dẫn nước về. Vì vậy, vào mùa khô, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, các trường đều phải đối diện nỗi lo thiếu nước, phải sử dụng tiết kiệm, chắt chiu.

Tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, từ cuối năm 2022, Trường PTDTBT THCS Keng Đu khoan được giếng nước, nên chia sẻ cho cả trường tiểu học và mầm non.

Theo thầy Lê Xuân Khai, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Keng Đu, do cả ba trường dùng chung một giếng khoan, nên phải chia lịch để lấy nước. Ban ngày, giáo viên, học sinh đều tập trung cho các hoạt động dạy học, giáo dục nên chỉ có thể đi lấy nước vào buổi đêm.

Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng ảnh 7

“Lịch của trường tiểu học là vào tối thứ 3 và thứ 5. Những lúc ấy, giáo viên chia nhau mang theo vòi nhựa lắp vào giếng khoan để dẫn nước về bể dự trữ. Đường ống không cố định, các thầy cô phải trực đợi canh chừng trường hợp bị lệch, nước chảy ra ngoài… Có hôm 12h đêm về ngủ rồi 3h sáng lại dậy đi lấy nước”, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Keng Đu kể.

Thấu hiểu nỗi vất vả của thầy trò, mới đây, Trường PTDTBT Tiểu học Keng Đu được đơn vị thiện nguyện hỗ trợ 60 triệu đồng để khoan giếng, dự kiến bắt đầu vào cuối tháng 5. Chỉ khi chủ động được nguồn nước, thầy trò ngôi trường biên giới xa xôi nhất huyện Kỳ Sơn, Nghệ An mới yên tâm học tập, sinh hoạt, đặc biệt là giải quyết vấn đề vệ sinh, tắm rửa cho học sinh bán trú. Tuy nhiên, ở địa bàn cao hơn 1.000m này, có khoan đúng mạch nước hay không vẫn chưa thể khẳng định.

Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng ảnh 8

Chia sẻ hành trình tìm nguồn nước, thầy Phạm Hữu Luận, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Keng Đu kể, nhà trường phải khoan sang mũi thứ 2 mới thành công. Mũi khoan đầu tiên sâu xuống 60 mét nhưng gặp phải hang khô, không có nước. Bên thi công rút mũi khoan, tìm địa điểm khác, cách đó khoảng 50m. Lần này, sau khi khoan xuống độ sâu hơn 100 mét, thì may mắn đã chạm trúng mạch nước.

Trường PTDTBT THCS Keng Đu năm học học này có hơn 360 học sinh, trong đó chiếm tới 2/3 ở bán trú. Trước khi có giếng khoan, để phục vụ sinh hoạt cho cả thầy lẫn trò, nhà trường xây dựng bể nước bằng bê tông với thể tích 40 khối để trữ tất cả nguồn nước tìm được như: nước mưa, khe suối… Hiện dù đã có giếng khoan, nhưng nhà trường vẫn phải bơm nước vào bể để thuận tiện trong tổ chức nấu ăn, phục vụ sinh hoạt. Đồng thời chia thời gian lấy nước cho trường tiểu học, mầm non cũng như một số hộ dân trên địa bàn.

Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng ảnh 9
Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng ảnh 10
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/truong-vung-cao-vat-lon-giua-nang-nong-post640063.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/truong-vung-cao-vat-lon-giua-nang-nong-post640063.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường vùng cao 'vật lộn' giữa nắng nóng