Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

01/05/2024, 08:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...

Để làm được điều này, các nhà khoa học cần đến một chiếc máy có giá vài chục đến hàng trăm nghìn USD (Thermogravimetric analysis) để đo đạc. Vì vậy, Thiện cùng Giáo sư hướng dẫn kết hợp với Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Mỹ (NIST) phát triển mô hình thí nghiệm hóa học đơn giản hơn có tên “digestion-titration method”. Mô hình giúp tiết kiệm 80% thời gian đo đạc, ra kết quả chính xác tương đương và có chi phí rẻ hơn nhiều lần.

“Giảm chi phí nghiên cứu đồng thời đem lại kết quả tương đương mang ý nghĩa lớn, đặc biệt cho các nước đang phát triển, nơi còn hạn chế về cơ sở vật chất phòng thí nghiệm như Việt Nam”, Thiện cho biết.

Sau hơn 2 năm ở xứ “cờ hoa”, tháng 10/2023, Thiện bảo vệ thành công chương trình tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng ở Đại học Bách khoa Virginia cùng tấm bằng thạc sĩ song song chuyên ngành Khoa học Vật liệu. Dù thông thường, một nghiên cứu sinh ở Mỹ cần trung bình 5 - 8 năm để hoàn thành khóa học này (theo U.S News).

Bên cạnh đó, Thiện tham gia nhiều dự án nghiên cứu quan trọng, như bê tông ngưng kết siêu nhanh dùng để vá đường băng sân bay quân sự hay ứng dụng của phế thải công nghiệp trong chế tạo vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, được tài trợ bởi Không lực Hoa Kỳ, Trung tâm nghiên cứu lốp xe Mỹ, Quỹ Nghiên cứu quốc gia (NSF)…

Tháng 12/2023, Tiến sĩ Trần Quốc Thiện trúng tuyển chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đại học Texas-Austin. Đây là ngôi trường xếp hạng 4 về kỹ thuật xây dựng ở Mỹ (theo U.S News), vượt qua các trường danh tiếng như Đại học Stanford, Đại học Cornell, Học viện Công nghệ Massachusetts.

Anh cũng được Đại học Princeton (hạng 1 ở Mỹ) mời phỏng vấn cho một chương trình tương tự. Ngoài ra, hai đại học (top R1 và R2) ở Mỹ mời phỏng vấn cho vị trí Giáo sư và đang đợi kết quả. Tại Đại học Texas-Austin, Tiến sĩ Trần Quốc Thiện và nhóm nghiên cứu đang xúc tiến xây dựng tiêu chuẩn vật liệu Mỹ (ASTM) cho mô hình thí nghiệm này và hy vọng sớm có thể ứng dụng trên quy mô toàn cầu…

Chia sẻ về những gì đạt được, Tiến sĩ Thiện tâm sự: “Bản thân luôn phải học hỏi và tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Khi bạn phải học thứ gì đó một cách bắt buộc hoặc chỉ để hoàn thành nhiệm vụ, cho dù xuất sắc bao nhiêu đi nữa cũng không thể đi xa trên con đường đó.

Mục tiêu của tôi là trở thành Giáo sư, đi theo con đường giảng dạy và nghiên cứu về khoa học vật liệu xây dựng ở Mỹ. Đồng thời có nhiều hơn cơ hội hỗ trợ cho sinh viên trẻ Việt Nam có cùng ước mơ như tôi vài năm trước”, Tiến sĩ Thiện bộc bạch.

Tiến sĩ Hoàng Phương Tùng - giảng viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), cũng là người đầu tiên gợi ý Thiện du học vì nhận thấy học trò có khả năng học lên cao, chia sẻ: Thiện siêng năng, cầu tiến và nhanh nhẹn, thích khám phá. “Thành quả ngày hôm nay là quả ngọt cho sự cố gắng của chính em. Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, Thiện đã vươn lên. Tôi rất vui và tự hào khi Thiện đạt được ước mơ của mình”, Tiến sĩ Hoàng Phương Tùng bày tỏ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tu-boc-vac-den-tien-si-xu-co-hoa-post680666.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tu-boc-vac-den-tien-si-xu-co-hoa-post680666.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'