Từ Hán Việt trong 'Bài ca ngất ngưởng' của Nguyễn Công Trứ

07/09/2023, 08:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

"Bài ca ngất ngưởng" là một trong những đỉnh cao của thể loại hát nói trong văn học trung đại Việt Nam.

Không Phật, không tiên, không vướng tục.

- Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Có thể xem Bài ca ngất ngưởng là bức chân dung tự họa đa sắc của Nguyễn Công Trứ mà ở đó, từ Hán Việt được xem như những đường nét, gam màu chủ đạo, khó có thể thay thế, góp phần quan trọng làm nên sự chính xác, độ sinh động cho nguyên mẫu.

Thứ ba, từ Hán Việt giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện âm hưởng hào sảng cho tác phẩm. Bài ca ngất ngưởng không chỉ là tuyên ngôn về lẽ sống, mà còn được xem là bản tổng kết hành trạng sôi nổi của “ông Hy Văn tài bộ” nhập thế tích cực, “người anh hùng có khát vọng “kinh bang tế thế” tự cho “vũ trụ giai ngô phận sự”” [3].

Hào sảng trở thành âm hưởng chủ đạo của bài hát nói này. Từ Hán Việt được tác giả sử dụng liên tục với tính điệu thẩm mỹ cao đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo nên âm hưởng này. Không khó để nhận ra, những câu hào sảng nhất trong bài hát nói đều là những câu toàn Hán hoặc có từ Hán Việt chiếm tỉ lệ áp đảo, chẳng hạn: Vũ trụ nội mạc phi phận sự; Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông; Được mất dương dương người thái thượng, Không Phật, không tiên, không vướng tục…

Thứ tư, cùng với lớp từ thuần Việt, từ Hán Việt còn tham gia vào vai trò kiến tạo sắc thái trào lộng cho tác phẩm Bài ca ngất ngưởng, một trong những phương diện nghệ thuật đặc sắc, nổi bật của thơ văn Nguyễn Công Trứ. Nghiên cứu giá trị biểu đạt của câu thơ chữ Hán trong bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, nhóm tác giả Phan Thị Thu Hiền, Lê Thị Tuân chỉ ra trong nhiều tác phẩm của Uy Viễn, tiêu biểu như Bài ca ngất ngưởng, “có khi cùng một trường liên tưởng về ý nghĩa, nhưng câu chữ Hán thì trang trọng, câu chữ Nôm thì lại hài hước hóa, tầm thường hóa” [4]. Đó là trường hợp của hai cặp Hán – Nôm:

- Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng.

- Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Trong hai cặp câu trên, rõ ràng có sự bất tương hợp giữa câu chữ Hán mang nội dung trang nghiêm về một tuyên ngôn (Vũ trụ nội mạc phi phận sự) hay một sự kiện trọng đại (Đô môn giải tổ chi niên – [vào] năm cởi trả ấn [về hưu] ở kinh đô) với câu Nôm mang nội dung hài hước, trào tiếu (tự cho mình đã vào lồng; cưỡi bò vàng [nhưng lại] đeo nhạc ngựa một cách ngất ngưởng) mặc dầu hai câu Hán, Nôm của mỗi cặp đều nằm trong một logic ngữ nghĩa chặt chẽ.

Không chỉ ở cấp độ cặp câu, trong nội bộ nhiều câu cũng xuất hiện hiện tượng kết hợp Hán – Nôm với hai sắc thái tương phản, chẳng hạn:

- Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng;

- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng;

- Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng;

Đây có thể xem là thủ pháp “đột giáng” bằng cách tạo sự tương phản bất ngờ giữa yếu tố Hán và yếu tố Nôm. Từ đó, tiếng cười trào lộng được cất lên, bởi sự khập khiễng, bất tương hợp trong một logic nào đó thường hàm chứa nhiều khả năng gây cười. “Đột giáng” trong sắc thái từ ngữ là thủ pháp tạo tiếng cười quen thuộc trong thơ văn Nguyễn Công Trứ mà Bài ca ngất ngưởng, Hàn nho phong vị phú là những tác phẩm điển hình.

Tạm kết

Dĩ nhiên, không thể phủ nhận những giá trị thẩm mỹ độc đáo, quan trọng của từ ngữ Việt trong Bài ca ngất ngưởng. Trong đó, các từ láy (ngất ngưởng, phau phau, đủng đỉnh, phơi phới), hư từ (đã, mà, cũng…), khẩu ngữ (tay ngất ngưởng, cũng nực cười, chẳng… cũng…) là những trường hợp thành công, thể hiện rõ tài năng ngôn ngữ của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.

Bên cạnh đó, việc kết hợp hai lớp từ ngữ Việt và Hán Việt để mang đến những hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ, ấn tượng (hiệu quả gây cười như trên đã phân tích chẳng hạn) cũng là một phương diện thành công của Bài ca ngất ngưởng.

Tuy nhiên, đề cập đến thành tựu ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng nói riêng, thơ văn chữ Nôm của Nguyễn Công Trứ nói chung, không thể không nhắc đến nghệ thuật sử dụng từ ngữ Hán Việt một cách linh hoạt, hiệu quả và tài hoa của nhà thơ. Đây không chỉ là lớp từ ngữ mang nhiều giá trị thẩm mỹ quan trọng, mà còn là một phương diện nổi bật trong tài năng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Trứ, tác gia lớn của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

_________________

[1] Đoàn Tử Huyến (chủ biên) (2008), Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử, NXB Nghệ An, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, tr.47.

[2] Phan Thị Thu Hiền, Lê Thị Tuân (2020), “Giá trị biểu đạt của câu thơ chữ Hán trong bài hát nói của Nguyễn Công Trứ”, in trong Hội thảo khoa học Nguyễn Công Trứ với lịch sử, văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.364.

[3] Trần Ngọc Vương (1994), “Từ hồi quang người anh hùng thời loạn đến khuôn hình một tài tử phong lưu”, in trong Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2007, tr.496.

[4] Phan Thị Thu Hiền, Lê Thị Tuân, tlđd, tr.375.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tu-han-viet-trong-bai-ca-ngat-nguong-cua-nguyen-cong-tru-post650486.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tu-han-viet-trong-bai-ca-ngat-nguong-cua-nguyen-cong-tru-post650486.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ Hán Việt trong 'Bài ca ngất ngưởng' của Nguyễn Công Trứ