Chất lỏng thường trôi qua nhanh hơn chất rắn và một bữa ăn thông thường sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 giờ để no. Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên Tạp chí Y học Điều tra, Mỹ cho thấy việc uống quá nhiều rượu trong thời gian dài có thể dẫn đến việc làm rỗng dạ dày bị trì hoãn, gây liệt dạ dày. Theo thời gian, điều này có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của đường tiêu hóa và có thể dẫn đến tắc nghẽn nguy hiểm.
3. Viêm ruột
Với số lượng lớn, các chất chuyển hóa của quá trình tiêu hóa rượu (tức là các hợp chất còn sót lại sau khi rượu được phân hủy trong cơ thể chúng ta) có thể thúc đẩy tình trạng viêm ruột. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy, việc tiêu thụ rượu thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, có thể dẫn đến tổn thương viêm ở các cơ quan khác, như gan và não.
Những tác động tiêu cực mà rượu gây ra đối với đường tiêu hóa của bạn về lâu dài bao gồm: thành phần hệ vi sinh vật bị thay đổi, tăng tính thấm của ruột và gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch. Nói cách khác, điều này có thể gây tổn hại cho sức khỏe đường ruột và hệ thống miễn dịch của bạn, khiến việc duy trì sức khỏe và tiêu hóa thực phẩm trở nên khó khăn hơn.
Cách tốt nhất để tránh bị rối loạn tiêu hóa là uống rượu có chừng mực. Uống rượu quá chén, cụ thể là nhiều hơn 4 ly với phụ nữ và 5 ly đối với nam giới, sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu với cơ thể. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy nhâm nhi đồ uống của bạn từ từ và xen kẽ với nước để tránh vượt quá giới hạn của bản thân.