'Vành đai 4 TP HCM đi trên cao sẽ giải quyết vấn đề thiếu cát'

Gia Minh | 08/03/2024, 10:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Vành đai 4 qua TP HCM, Long An, chiếm gần nửa chiều dài toàn tuyến, nếu làm trên cao sẽ ít lệ thuộc nguồn cát đắp, thi công nhanh, hiệu quả lâu dài, theo các chuyên gia.

Theo ông Minh, phương án trên cũng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công ở những đoạn đất yếu nhờ giảm thời gian chờ xử lý, gia cố nền... Ngoài ra, cầu cạn tăng khả năng thoát lũ, hạn chế gây ra sự ngăn cách giữa các khu vực. Bởi nếu đi thấp, tuyến sẽ như con đê cắt ngang ruộng đồng, đường dân sinh, ảnh hưởng đi lại, đời sống người dân.

"Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của phương án cầu cạn là chi phí đầu tư và quá trình mở rộng sau này khó khăn hơn so với đi thấp. Do vậy, việc nghiên cứu có thể kết hợp giữa đi thấp với trên cao để chọn cách khả thi nhất", ông Minh nói.

Trong khi đó, TS Phạm Viết Thuận cho rằng mức chênh lệch giữa chi phí làm cầu cạn và đắp nền thông thường phụ thuộc nhiều vào địa chất, địa hình mà tuyến đi qua. Khác vùng đồi núi, trung du, khu vực phía Nam địa chất yếu, nhiều kênh rạch. Nếu đi thấp, ngoài nhu cầu vật liệu san lấp rất lớn còn phải tính đến thời gian chờ lún, bù lún trong giai đoạn đầu khai thác... Chưa kể, cùng với thi công đường chính, nhiều hạng mục liên quan cũng cần đầu tư như đường gom, cầu vượt... nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân xung quanh.

"Nếu so sánh hết những yếu tố này, tổng chi phí xây cầu cạn không lớn hơn so với công trình đắp nền thông thường, nhất là làm ở những vùng đất yếu. Giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả lâu dài nếu xét đến tính ổn định, vòng đời dự án", ông Thuận nói, dẫn chứng cao tốc TP HCM - Trung Lương, với 13 km cầu cạn đi qua các vùng địa chất phức tạp nhưng sau 14 năm khai thác không gặp vấn đề về thoát lũ và đang khai thác ổn định.

Một đoạn đi trên cao của cao tốc TP HCM - Trung Lương. (Ảnh: Quỳnh Trần).

Vành đai 4 TP HCM đang được lên kế hoạch giải phóng mặt bằng toàn bộ từ đầu và làm trước 4 làn cao tốc, hai làn dừng khẩn cấp. Mỗi tỉnh, thành sẽ là cơ quan có thẩm quyền triển khai đoạn qua địa bàn theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Các địa phương cùng tư vấn sẽ rà soát để thống nhất quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ chế đặc thù... làm cơ sở trình Quốc hội thông chủ trương tại kỳ họp giữa năm nay. Công trình dự kiến khởi công năm 2025, hoàn thành sau 3 năm, giúp tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối các cao tốc, quốc lộ, sân bay ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khu vực TP HCM được quy hoạch bao quanh bởi ba tuyến vành đai, giúp giảm ùn tắc nội thành và liên kết Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài Vành đai 4, tuyến Vành đai 3 đi qua thành phố và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, dài hơn 76 km, đang được triển khai với kế hoạch hoàn thành năm 2026. Riêng Vành đai 2 nằm trọn trong địa phận TP HCM, dài khoảng 64 km, còn một số đoạn chuẩn bị được đầu tư khép kín.

Theo vietnammoi.vn
https://vietnammoi.vn/vanh-dai-4-tp-hcm-di-tren-cao-se-giai-quyet-van-de-thieu-cat-202437112641858.htm
Copy Link
https://vietnammoi.vn/vanh-dai-4-tp-hcm-di-tren-cao-se-giai-quyet-van-de-thieu-cat-202437112641858.htm
Bài liên quan
Đường song hành Vành đai 4  gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội
Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Vành đai 4 TP HCM đi trên cao sẽ giải quyết vấn đề thiếu cát'