Vào ngày Cá tháng Tư, việc trêu chọc nhau bằng những lời nói dối thoải mái diễn ra và được mọi người vui vẻ đón nhận miễn là không đi quá xa và không gây ảnh hưởng đến ai. Chủ nhân của những lời nói dối cũng yên tâm hơn vì họ sẽ không bị giận hờn hay trách phạt.
Theo một giả thuyết khác, tục nói dối ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ một ngôi làng cổ ở châu Âu. Người dân ở đây có tiếng thanh lịch song lại rất thích trêu đùa bằng cách nói dóc hoặc các trò lừa. Ngay cả các vị chức sắc thích chơi khăm bằng lời nói dối.
Một năm vào tháng 3, thời tiết nắng mưa thất thường nên việc trồng trọ không thuận lợi. Bỗng một buổi sáng tinh mơ, mọi người thức dậy đều tá hoả vì hàng cây hai bên đường đã bị chặt trụi. Dân làng túm tụm bàn tán chuyện ai là người chặt cây và chặt cây làm gì.
Lúc này, các vị chức sắc thông báo việc chặt cây để thay thế những cây mục ruỗng sắp chết bằng những cây khác khoẻ mạnh và vô cùng quý hiếm. Tuy nhiên thực tế, họ chỉ đem đến những cây bé, rẻ tiền.
Chịu hết nổi trò đùa quá trớn này, một số người dân bức xúc kiện lên huyện. Sau khi xem xét câu chuyện, huyện phán rằng việc đùa giỡn này đã đi quá xa, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng. Sau khi kiểm điểm nghiêm túc, các vị chức sắc cam kết không đùa dại nữa. Họ bàn chọn một ngày duy nhất để mọi người thoải mái đùa giỡn với nhau bằng cách nói dóc.
Cuối cùng, mọi người thống nhất chọn 1/4 là “ngày nói dối”, ngày mà mọi người được phép trêu chọc nhau bằng các trò lừa nho nhỏ.