Nhiều người thường có thói quen đi làm tóc, thậm chí lạm dụng tạo kiểu tóc quá nhiều: uốn, duỗi hoặc nhuộm hoặc dùng dầu gội, dầu xả và kem dưỡng tóc… không phù hợp cũng có thể làm gia tăng lượng tóc bị rụng..
Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, miễn dịch (lupus, tiểu đường...) và nấm, viêm nhiễm da đầu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc, tăng nguy cơ hói đầu. Ngoài ra, với cánh mài râu, bạn cần phải xem tiếp bài viết nam hói đầu bị yếu sinh lý.
Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên, việc tóc bị suy yếu và rụng nhiều, khiến hói đầu dễ xuất hiện hơn nếu thuộc các trường hợp sau đây: tác dụng phụ của một số loại thuốc, điển hình là thuốc điều trị ung thư, viêm khớp, gút, huyết áp, trầm cảm và tim mạch… có thể gây rụng tóc.
Những người phải tiến hành hóa trị, xạ trị, tóc có thể không mọc lại như trước hoặc tóc mọc lên nhưng rất yếu và mảnh, dễ rụng khi bị tác động.
Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất, đặc biệt là protein và các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự sống của mái tóc như vitamin D, vitamin E, vitamin A, sắt, kẽm, selen… làm suy giảm sức khỏe của tóc, gây rụng nhiều tóc.
Sử dụng thường xuyên rượu bia, thuốc lá và các loại nước uống chứa chất kích thích như trà, cà phê… cũng là tác nhân khiến nồng độ nội tiết tố thay đổi, làm biến động chu trình phát triển của tóc, rủi ro mất tóc là khó tránh được.