Nghiên cứu Minnesota về các cặp song sinh được nuôi cách xa nhau hồi 1990 đã phát hiện những những điểm tương đồng về trí thông minh, tính tôn giáo, sở thích và hành vi ở các cặp song sinh. Điều này cho thấy họ có yếu tố di truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra khác biệt giữa họ là do môi trường trải nghiệm.
Không phải trẻ song sinh nào cũng giống nhau. Ảnh: Conversation. |
Năm 2004, một nghiên cứu khác do ông Avshalom Caspi - hiện là giáo sư Tâm lý học và Khoa học thần kinh tại ĐH Duke - dẫn đầu đã phát hiện sự khác biệt trong tình cảm của người mẹ dành cho một cặp song sinh đã ảnh hưởng đến hành vi của chúng.
“Trong các gia đình, đứa trẻ được mẹ nuôi dạy nhẹ nhàng hơn sẽ ít gặp phải các vấn đề về hành vi hơn và cũng ít có triệu chứng trầm cảm và lo lắng hơn. Và bởi vì những đứa trẻ này giống hệt nhau về mặt di truyền, tác động của môi trường, đặc biệt là sự khác biệt trong cách nuôi dạy, có thể dẫn đến sự khác nhau của mỗi đứa trẻ", bà Jasmin Wertz - nhà tâm lý học tại ĐH Edinburgh - cho hay.
Ở thời điểm hiện tại, bà vẫn theo sát sự phát triển của cặp song sinh này. Ngoài ra, bà cũng cho biết phương pháp giáo dục và kỷ luật khác nhau có thể khiến các cặp song sinh giống hệt nhau có sự khác biệt.
Bên cạnh đó, bác sĩ Gabor Mate nhận định: "Không có hai đứa trẻ nào có cùng cha mẹ bởi vì chính các phụ huynh cũng ở giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi khi có một đứa trẻ sinh ra. Họ cũng có phản ứng khác nhau với mỗi đứa trẻ".
Vì thế, phụ huynh không nên băn khoăn về sự khác nhau về tính cách giữa những đứa con trong nhà. Thay vào đó, họ nên khuyến khích chúng phát triển cá tính riêng.
"Là một phụ huynh, tôi nghĩ nhiệm vụ lớn nhất là hiểu con mình. Ngoài việc chấp nhận mỗi đứa con có tính cách khác nhau, phương pháp giáo dục đứa này không thể áp dụng với đứa kia. Bạn cũng nên chấp nhận rằng con có thể không giống mình", bà Wertz đưa ra lời khuyên.
Bên cạnh đó, bà Burke khuyến khích các phụ huynh nên tôn trọng và cho con không gian để phát triển sự khác biệt của mình "vì trải nghiệm cuộc sống của mỗi người là khác nhau ngay từ đầu".
Bà Horwitz đã rất khó khăn để chấp nhận sự khác biệt của những đứa con mình.
Sau nhiều lần giục con trai thứ tương tác với bạn bè ngoài đời, bà nhận ra con thứ mình chỉ giỏi giao tiếp trên mạng và không nhất thiết phải quảng giao như anh cậu. Bà Horwitz thừa nhận sau khi bà chấp nhận tính cách của cậu con trai, mối quan hệ của 2 mẹ con đã cải thiện.
Ngoài ra, việc chấp nhận con út không thích tham gia thể thao đồng đội đã khiến bà tìm ra môn thể thao khác phù hợp với con mình hơn. Giờ đây, con trai út của bà Horwitz đã đạt đai đen nhị đẳng karate.
"Mặc dù trong quá khứ, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi cố đối phó với sự khác biệt trong tính cách của con, giờ đây, tôi chấp nhận để tôn vinh cá tính của chúng", bà Horwitz cho hay.