Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ rằng sự biến đổi gen này có thể đóng một vai trò nào đó trong việc chống lại CDV, vì nó mã hóa cho một loại protein giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng phổi.
Điều này có nghĩa là nếu những con sói có bộ lông đen sống sót sau dịch bệnh, chúng sẽ sinh sản và truyền biến thể CPD103 cho đàn con của chúng.
Dựa trên lý thuyết này, nhóm nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm, phân tích 12 quần thể sói trên khắp Bắc Mỹ để xem liệu sự xuất hiện của các kháng thể gây bệnh ở chó - dấu hiệu cho thấy virus đã nhiễm và sống sót - có tương quan chặt chẽ với những con sói lông đen hay không.
Họ phát hiện ra những con sói có kháng thể nhiều khả năng có bộ lông màu đen - nhất là những con sói già. Sói đen cũng phổ biến hơn ở những khu vực từng xảy ra dịch bệnh.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu về quần thể sói trong 20 năm tại Công viên Yellowstone - nơi sói được đưa trở lại vào những năm 1990.
Ở đây, sói xám chiếm 55%, sói đen chiếm 45%. Trong đó, chỉ 5% sói đen có 2 bản sao của biến thể CPD103 lông đen. Điều này cho thấy những con sói có xu hướng chọn bạn tình có màu lông đối lập sẽ tăng cơ hội sinh sản thành công. Điều này cũng khiến con cái của chúng sống sót sau bệnh tật.
Tuy nhiên, chúng chỉ sinh sống ở những khu vực đã trải qua đợt bùng phát dịch bệnh ở chó.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng loại đột biến này không chỉ xảy ra ở loài sói. Thực tế, một số loài khác, bao gồm lưỡng cư, côn trùng, bò sát và động vật có vú, đều có mối liên hệ giữa màu sắc và khả năng kháng bệnh. Màu sắc này có thể hoạt động như một tín hiệu giúp động vật chọn bạn tình, mang lại lợi thế sinh tồn cho con cái của chúng.