Trước đó, Kun Khmer Việt Nam cũng giành được 1 HCB tại nội dung biểu diễn Kun Kru, Phan Thị Bích Liểu là chủ nhân tấm huy chương này.
Kun Khmer là một trong hai môn võ Campuchia được nước chủ nhà lần đầu tiên đưa vào chương trình thi đấu tại SEA Games. Nếu như Kun Bokator có nhiều nét tương đồng võ cổ truyền Việt Nam thì Kun Khmer có phần giống Muay Thái Lan.
Những VĐV võ cổ truyền Việt Nam đã thích nghi cực nhanh khi đấu Kun Bokator, bằng chứng là chúng ta xếp thứ hai toàn đoàn (6 HCV) chỉ sau Campuchia (8 HCV) khi môn thể thao này hạ màn tại SEA Games vào 8/5.
Do người Thái Lan không tham dự Kun Khmer tại SEA Games năm nay, nên Việt Nam hoàn toàn có thể chiếm vị trí thứ 2 toàn đoàn khi môn võ này khép lại chương trình thi đấu.
Trả lời phỏng vấn sau khi dễ dàng giành HCV Hữu Hiếu cho biết: "Thực tế tôi muốn được thi đấu hơn là không phải tranh tài mà vẫn giành HCV. Để có được tấm HCV này tôi đã phải trải qua trận đấu căng thẳng với VĐV nước chủ nhà ở bán kết. Tôi đã gặp tâm lý khi đấu võ sĩ Campuchia, tuy nhiên ban huấn luyện đã có những chỉ đạo kịp thời nên giúp tôi giành chiến thắng".
Hữu Hiếu từng đạt HCV Giải trẻ Muay thế giới năm 2013; HCV Giải vô địch Muay thế giới năm 2019, 2021; HCV Giải World Grand Slam 2022; HCB Giải trẻ Muay thế giới năm 2014; HCĐ SEA Games 30; HCB SEA Games 31.
Niềm vui của Hữu Hiếu
Quốc kỳ gắn liền hình ảnh ăn mừng quen thuộc của các VĐV Việt Nam tại SEA Games năm nay
Hữu Hiếu và tấm HCV đặc biệt với Kun Khmer