Riêng bị cáo Ngô Văn Thụy (58 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM, nguyên là đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu Khu vực miền Nam (Đội 3) trực thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan) cũng bị đề nghị mức án từ 15-16 năm tù về tội nhận hối lộ vì đã nhận hối lộ hơn 830 triệu đồng.
Theo HĐXX, hành vi này là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến hoạt động quản lý xăng dầu của cơ quan Nhà nước, gây mất uy tín, mất niềm tin của nhân dân. Đây là hành vi biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức công vụ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Bị cáo Ngô Văn Thụy
Ngoài ra, trong phần tuyên án, HĐXX cũng thông tin về các nội dung liên quan đến tài sản trong vụ án. Theo đó, Viện KSND tỉnh đề nghị, các bị cáo nộp lại hơn 400 tỷ đồng sung công quỹ Nhà nước, tịch thu 17 tàu thủy; 22 xe bồn; 3 ôtô; 2 xe mô tô; 65 điện thoại di động và tiếp tục kê biên 16 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, hủy bỏ quyết định kê biên, trả lại cho các bị cáo 34 “sổ đỏ”.
Các bị cáo được tại ngoại đến phiên tòa
Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt án tù đối với các bị cáo: Đào Ngọc Viễn 17 năm tù; Phan Thanh Hữu 16 năm tù; Nguyễn Hữu Tứ 15 năm tù; Lê Thanh Trung (Công ty CP nhiên liệu Tây Nam Bộ) 13 năm tù; Trần Thị Thanh Vân (Công ty TNHH TM và dịch vụ Vân Trúc) 9 năm tù… về tội buôn lậu. Bị cáo Ngô Văn Thụy bị tuyên phạt 15 năm tù về tội nhận hối lộ .
Nhiều bị cáo khác trong vụ án nhận mức án trên 1 năm đến 10 năm tù và các mức án treo. Một số bị cáo được tuyên mức án bằng với thời gian tạm giam.
Các bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính, sung vào công quỹ nhà nước, trong đó bị cáo Đào Ngọc Viễn phải nộp 46 tỷ đồng; Phan Thanh Hữu nộp 59 tỷ đồng; Nguyễn Hữu Tứ nộp 71 tỷ đồng…