Gọi là Trường Lưu Thủy (nước sông dài) là do Thìn là Thủy khố mà Tị là Trường Sinh của Kim, Kim sinh Thủy vượng. Đã vượng mà còn chứa vào kho nước không bao giờ hết nên gọi là nước sông dài.
Kim sinh Thủy, nên Trường Lưu Thủy gặp Kim thì tốt. Nhưng mệnh này sợ gặp Thủy, bởi Thủy nhiều lên sẽ úng lụt. Thủy Thổ tương khắc, nếu gặp mệnh Thổ thì mệnh này bị nguy, nếu đã gặp cần có Kim sinh Thủy để ứng cứu.
Thủy Hỏa tương khắc, nhưng Trường Lưu Thủy gặp Phú Đăng Hỏa và Sơn Đầu Hỏa cũng không sao.
Ghi chú: Đây chỉ là một trong những gợi ý về chọn tuổi kết hôn, còn nhiều cách khác, bạn đọc nên tham khảo, tìm hiểu nhiều nguồn để có sự lựa chọn tốt nhất.
Tại sao 2 tuổi này gọi là Sa Trung Kim (vàng trong cát): vì Ngọ là Đế vượng của Hỏa, khi Hỏa vượng thì Kim suy. Mùi là nơi Hỏa suy trong vòng trường sinh, Hỏa suy thì Kim trưởng thành nhưng Kim nhỏ giọt, ít ỏi chưa thể khởi vượng nên gọi là vàng trong cát.
Sa Trung Kim mới được hình thành, chưa thể dùng được nên cần có Hỏa để tôi luyện. Có thể dùng Sơn Đầu Hỏa, Phúc Đăng Hỏa, Sơn Hạ Hỏa để luyện Kim.
Sa Trung Kim cần có Thủy tĩnh, nên sợ gặp Trường Lưu Thủy, Đại Hải Thủy vì nó sẽ bị đem cát vùi đi. Cho nên cần phối hợp với Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Thiên Hà Thủy mới tốt. Mệnh này sợ gặp Lộ Bàng Thổ vì sẽ làm Kim bị chôn vùi. Lưu ý, mệnh này không kị Hỏa mà nhờ Hỏa mới rèn giũa thành báu vật.
Để biết hai tuổi có hợp mệnh kết hôn hay không, bạn có thể tham khảo mục tra cứu Bói tình yêu - Xem bói tình duyên qua ngày tháng năm sinh của hai người.
Gọi là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi) vì Thân Kim là cửa nở xuống dưới đất, Dậu là nơi về của thái dương. Hỏa lâm Bệnh ở Thân, Tử ở Dậu, như ánh dương khuất núi, gọi là lửa dưới núi.
Mặt trời đã xuống núi thì tự nhiên gặp Thổ gặp Mộc là tốt. Mệnh này không thích hợp với Tích Lịch Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Phúc Đăng Hỏa. Mệnh này không kỵ Thủy, nếu gặp Thủy suốt đời gần bậc đế vương.
Vì sao gọi 2 tuổi này là Bình Địa Mộc (cây đồng bằng): vì nghĩa của Mậu là đồng bằng, Hợi là nơi sinh ra Mộc. Cây sinh ra ở đồng bằng không thể thành quần thể lớn mà chỉ là những đám nhỏ, cho nên gọi là cây đồng bằng.
Mệnh này sợ Kim, thích Thủy, Thổ và Mộc. Theo các nhà Dịch học xưa, người mệnh Mộc bị người mệnh Kim khắc, nhưng người Bình Địa Mộc gặp người mệnh Kim mới cao đặng, tức bị đẵn chặt mới chế biến thành vật quý.
Sở dĩ gọi là Bích Thượng Thổ (đất trên tường) vì Sửu là chính vị của Thổ, nhưng Tý là nơi Thủy vượng. Thổ gặp Thủy vượng tràn lan mà biến thành bùn, cho nên chỉ có thể đắp đập xây thành, nên gọi là đất trên tường.
Đất trên tường dùng để xây dựng, làm nhà, đầu tiên phải dựng cột, xà nên gặp Mộc sẽ tốt, gặp Hỏa thì xấu, gặp Thủy cũng được, nhưng không phải là Đại Hải Thủy. Mệnh này thích Kim Bạch Kim.
Gọi là Kim Bạch Kim (vàng pha bạc) vì Dần Mão là nơi Mộc vượng, Mộc vượng khiến Kim suy. Trong vòng trường sinh, Kim lại Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão, nên tính Kim ở đây mềm yếu, không có lực nên gọi là vàng pha bạc hay kim loại màu.
Kim Bạch Kim gặp Bích Thượng Thổ, Thành Đầu Thổ mới có cơ hội phát triển. Mệnh này kỵ người mệnh Hỏa.
Tại sao gọi 2 tuổi này là Phú Đăng Hỏa (lửa ngọn đèn) vì Thìn đã là trời sáng, Tị sắp đến buổi trưa. Khi mặt trời tỏa sáng, không phải đốt đèn chiếu sáng, cho nên coi ánh sáng mặt trời lúc này như ngọn lửa đèn.
Lửa ngọn đèn là chiếu sáng ban đêm, nó không tách rời gỗ (Mộc) và dầu (Thủy), nên mệnh này gặp Mộc và Thủy đều tốt. Nó chỉ kỵ Hỏa mặt trời, hỏa sấm sét. Nếu gặp Tuyền Trung Thủy hay Kiếm Phong Kim sẽ thành quý.
Mệnh này sợ gặp Thổ trong ngũ hành, trừ Ốc Thượng Thổ. Người mệnh này kỵ gặp người mệnh Thủy.
Gọi là Thiên Hà Thủy tức nước trên trời là vì Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là nơi Hỏa vượng, ấy vậy mà sinh ra Thủy, Thủy từ Hỏa xuất thì chỉ có từ trên trời xuống. Nguyên khí lên cao, khí thế sung túc hóa thành mây mù rơi xuống thành mưa, thúc đẩy sự sinh trưởng của vạn vật.
Nước trên trời vốn ở cao, nên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ dưới đất không thể khắc chế được nó. Duy chỉ có Bích Thượng Thổ là tương xung Thiên Hà Thủy.
Nguyên nhân gọi 2 tuổi này là Đại Trạch Thổ là vì Thân thuộc Khôn là đất. Dậu thuộc Đoài là đầm nước (trạch). Chữ dịch có một nửa chữ trạch, thật ra phải gọi bằng trạch thổ.
Mệnh này thích Tuyền Trung Thủy, Giản Hạ Thủy, Trường Lưu Thủy. Đồng thời Đại Trạch Thổ hợp với Kim Bạch Kim, Thoa Xuyến Kim. Người mệnh này gặp Mộc thì cuộc đời đặng thanh cao. Nhưng kỵ Đại Hải Thủy, Sơn Đầu Hỏa, Phú Đăng Hỏa.
Vì sao lại gọi 2 tuổi này là Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức): vì theo vòng trường sinh, Kim Suy ở Tuất, Bệnh tại Hợi. Kim đã suy lại bệnh nên nhuyễn nhược, dùng để làm đồ trang sức.
Thoa Xuyến Kim sợ gặp Hỏa, thích gặp Thủy như Tuyền Trung Thủy, Giản Hạ Thủy, Trường Lưu Thủy, song lại kỵ gặp Đại Hải Thủy. Mệnh này cũng hợp với Sa Trung Thổ, vì Thổ sinh Kim.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Kim
Sở dĩ gọi 2 tuổi này là Tang Đố Mộc (gỗ cây dâu) vì Tý thuộc Thủy (sinh Mộc), Sửu thuộc Thổ (sinh Kim). Thủy vừa sinh Mộc, Kim đã phạt Mộc như hình tượng của cây dâu vừa trổ lá non đã bị hái xuống mà nuôi tằm.
Gỗ cây dâu Sa Trung Thổ, Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ thì rất tốt. Nếu gặp Tràng Lưu Thủy, Giản Hạ Thủy cũng giúp nó tươi tốt. Gặp Tùng Bách Mộc là mạnh yếu giúp đỡ lẫn nhau. Nếu gặp chính bản mệnh thì gọi là “Dâu liễu thành rừng”, là cảnh an cư lạc nghiệp.
Gặp Đại Lâm Mộc thì tốt, ví như nhánh sông nhỏ gặp nhánh sông lớn. Chỉ có gặp Thạch Lựu Mộc, Bình Địa Mộc mới bị tàn phá, chèn ép. Thêm nữa, Tang Đố Mộc kỵ người mệnh Kim.
Trong tử vi, gọi là Đại Khê Thủy (nước suối lớn) vì Dần Mão thuộc phương Đông, Dần là nơi gió Đông vượng. Mão ở chính Đông, nếu hướng chảy chính Đông thì vô cùng thuận lợi, hội tụ thành dòng chảy ra sông mà thành suối lớn. Nước suối lớn cần chảy về biển liên tục không dứt.
Do đó, Đại Khê Thủy nên gặp Kim để được sinh. Nếu gặp các loại Thổ khắc hoặc phải sinh Mộc đều không hay, chỉ gặp Tang Đố Mộc là được. Người mệnh này nếu gặp người mệnh Thổ thì suốt đời không được ấm no.
Nguyên nhân gọi 2 tuổi này là Sa Trung Thổ (cát trong đất hoặc đất bãi cát): vì Thìn khố Tị tuyệt, Thiên can Bính Đinh đều thuộc Hỏa. Thổ vào tuyệt địa, đến chổ ẩn tàng (khố) lại được Hỏa sinh như được làm mới tất cả, giống như tro khi đốt bay lên trên trời rồi rơi xuống thành Thổ, nên mới gọi là cát trong đất.
Sa Trung Thổ gặp Thủy gặp Kim là quý, gặp Thiên Thượng Hỏa là thích. Nó cũng thích gặp Tang Đố Mộc và Dương Liễu Mộc, vì 2 loại cây này có cát mới tốt. Ngoài ra các loại Mộc và Hỏa khác đều không tốt.
Lý do gọi 2 tuổi này là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) bởi vì Ngọ là nơi Hỏa Vượng, Mùi Kỷ đều là Mộc, mà Mộc lại sinh Hỏa, làm cho Hỏa càng vượng. Hỏa mạnh bốc lên trên trời nên gọi là lửa trên trời.
Thiên Thượng Hỏa thích Phú Đăng Hỏa, còn các loại Hỏa khác đều tương khắc. Nó thích gặp Thổ, nếu có Kim, Mộc sẽ hình thành một mệnh rất quý.
Vì sao lại gọi 2 tuổi trên là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây lựu): vì Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8. Khi cây cối bắt đầu lụi tàn chỉ có cây thạch lựu là còn kết quả, nên gọi Canh Thân, Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc.
Xem bói tình yêu qua ngũ hành nạp âm cho thấy, cây thạch lựu vào mùa Thu kết trái, tính Mộc cứng rắn, với Thủy, Mộc qua lại có thể hòa hợp thành tốt. Duy chỉ có Đại Hải Thủy là không tốt. Theo các nhà Dịch học xưa, người mệnh này gặp mệnh Kim thì kỵ nhưng nếu Kim yếu sẽ không sao.
Nguyên nhân gọi Nhâm Tuất, Quý Hợi là Đại Hải Thủy (nước biển lớn) vì Thủy đều đã trưởng thành ở Tuất và Hợi (Quan Đới ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi), do đó có thế lực hùng hậu. Hợi cũng là Thủy, tượng trưng sông nhỏ đổ ra biển lớn nên gọi là nước biển lớn.
Nước biển lớn mênh mông vô tận, có thể dung hòa được Đại Khê Thủy, Giản Hạ Thủy, Thiên Thượng Thủy, Trường Lưu Hải… Mệnh này thích Thiên Thượng Hỏa, vì mặt trời mọc ở biển Đông; thích Hải Trung Kim; thích Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc; thích Đại Trạch Thổ, Lộ Bàng Thổ.
Tin bài cùng chuyên mục: