Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non. Theo dự thảo này, sẽ không hạn chế bất kỳ phương thức xét tuyển nào của các trường.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng việc này góp phần khắc phục các bất cập phát sinh từ việc xét tuyển sớm hiện nay. Theo đó, các trường sẽ không phải dành quá nhiều thời gian và nguồn lực cho việc xét tuyển sớm hay lo ngại nhiều học sinh lớp 12 lơ là học tập khi đã biết kết quả trúng tuyển.
Bắt đầu từ năm 2025, thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 4 môn với 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sớm hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển.
Tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng, kiểm định, nghiên cứu khoa học… là những nội dung được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị giáo dục đại học (ĐH) năm 2024 được tổ chức hôm qua tại Hà Nội.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2024, cả nước có hơn 733.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non. Con số này tương đương 68,5% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Nếu so với năm 2022 và 2023 thì năm nay số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học đạt tỷ lệ cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học đến hết 17h ngày 30/7. Sau đó, sẽ tiến hành nộp lệ phí nguyện vọng xét tuyển.
Đến thời điểm này, khi chỉ còn 5 ngày để đăng ký xét tuyển nguyện vọng, thí sinh cần lưu ý một số nội dung quan trọng để không bị rơi vào tình huống đỗ thành trượt.