Học đường

Xôn xao chiếc poster tại ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với nội dung gây tranh cãi: "Trường học không phải sàn diễn thời trang"

Đông, 14/05/2024 08:42

Bạn nghĩ sao về tấm poster này?

Mới đây trên mạng xã hội Threads, một người dùng đã đăng tải tấm ảnh chụp chiếc poster được cho là xuất hiện trong khuôn viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Theo đó, poster có nội dung: "Trường học không phải là sàn diễn thời trang", cùng với đó là dấu x ngạch đỏ hai hình ảnh minh họa một nam, một nữ đang ăn mặc thoải mái, trên người hình ảnh bạn nam còn có hình xăm.

Nhanh như một cơn gió, không chỉ dừng lại ở Threads mà tấm poster được cho là chụp trong khuôn viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội này còn được netizen chia sẻ rầm rộ trên Facebook.

Xôn xao chiếc poster tại ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với nội dung gây tranh cãi: Trường học không phải sàn diễn thời trang - Ảnh 1.

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội

Hỏi han một số bạn sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, mọi người đều xác nhận chiếc poster này có ở trong khuôn viên trường. Các bạn cho rằng chiếc poster này đã có từ trước và đa phần đều thấy "không có gì khó chịu cả" vì mục tiêu của nó là "nhắc khéo" sinh viên về cách ăn mặc khi đến trường. Trường sẽ không cấm các bạn ăn mặc cá tính, thể hiện bản sắc cá nhân nhưng sẽ không hài lòng nếu sinh viên ăn mặc quá xuề xòa, phản cảm hay đi ngược lại với thuần phong mỹ tục.

Xôn xao chiếc poster tại ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với nội dung gây tranh cãi: Trường học không phải sàn diễn thời trang - Ảnh 2.

Chiếc poster trong khuôn viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đang gây bão mạng xã hội

Đó là quan điểm của một số bạn sinh viên của trường, còn cộng đồng mạng nghĩ sao về tấm poster này?

Việc cấm là đúng bởi đây là môi trường học đường, không phải cứ thích gì là mặc

Một nửa netizen cho rằng việc chỉnh đốn phong cách ăn mặc của sinh viên là đúng, bởi hiện tượng sinh viên ăn mặc xuề xòa, phản cảm khi đến trường đang ngày càng gia tăng hiện nay. Dù Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội là ngôi trường chuyên về nghệ thuật - nơi thường được biết đến với trai xinh gái đẹp cùng với đó là phong cách ăn mặc cực chất của sinh viên, nhưng đây là một trường sư phạm nên chúng ta cần phải tuân theo những mô phạm, chứ không phải thích mặc gì là mặc.

- Mình đồng ý với cách làm của nhà trường, mình nghĩ về nghệ thuật sẽ vô cùng cởi mở, nhưng chắc là do sinh viên mặc xuề xòa quá mức, không phù hợp với môi trường học đường nên trường mới treo poster như vậy.

- Mình thấy nhiều bạn trẻ bây giờ đến trường mà ăn mặc khó hiểu lắm, người thì lôi thôi người lại diêm dúa quá mức. Nói chung cần chấn chỉnh lại cách ăn mặc của sinh viên khi đi học bây giờ.

- Mặc đẹp cũng được nhưng đừng mặc hở hang, phản cảm.

- Mình nghĩ phải mặc lố lăng, thiếu lịch sự cỡ nào trường mới có biển báo này.

- Không tự nhiên mà trường có biển báo thế này, các sinh viên nên xem lại phong cách ăn mặc của mình, cần đúng thuần phong mỹ tục hơn.

- Con người trong tổ chức phải tuân thủ nội quy trong tổ chức. Tự do cũng có khuôn khổ của nó, còn là học sinh thì quy chuẩn ăn mặc nó khác, lên cấp cao hơn hay ra ngoài xã hội thì nó lại khác.

Cần có cái nhìn cởi mở hơn vì đây là môi trường nghệ thuật, cần đề cao sự sáng tạo của sinh viên

Ở một diễn biến khác, không ít netizen cho rằng một trong những đặc trưng của sinh viên khối ngành nghệ thuật là ăn mặc cá tính, việc nhà trường đưa ra quy định cấm cản sẽ làm giảm khả năng sáng tạo của các em. Thay vì cấm cản, trường có thể nhắc nhở nhẹ nhàng hơn để sinh viên tự điều chỉnh.

- Là sinh viên của trường, mỗi lần đi qua và đọc cái poster này là mình lại buồn cười. Mình nghĩ thay vì dùng biện pháp nặng thế này, dùng có thể nhắc nhở nhẹ nhàng hơn.

- Mình nghĩ trường thiên về nghệ thuật, càng phải khuyến khích ăn mặc sáng tạo hơn chứ nhỉ?

- Trường nào có biển này cũng được, nhưng đã là SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH mà có biển cấm ăn mặc sáng tạo thì hơi khó hiểu.

- Biển này không phải cấm cản học sinh mặc đồ gì hết, mà nó truyền tải thông điệp là phải ăn mặc phù hợp với môi trường học đường, bạn mặc đồ như thế nào cũng được, nhưng phải lịch sự. Không được lố lăng, hở hang và gợi cảm. Mà mình nghĩ chẳng có sinh viên nào ăn mặc đến mức phản cảm như ảnh minh họa trong poster đâu.

Theo Tiến sĩ Vũ Việt Anh - Chuyên gia tâm lý giáo dục, Tổng Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội), trong môi trường đại học năng động, phong cách ăn mặc của sinh viên không chỉ đơn thuần là vấn đề thẩm mỹ, mà còn là tiếng nói thể hiện cá tính, quan điểm sống và bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, tìm kiếm sự cân bằng giữa sự tự do, sáng tạo và giá trị truyền thống trong trang phục luôn là một chủ đề thu hút nhiều tranh luận.

Vượt qua ranh giới của khuôn mẫu

Sinh viên ngày nay là thế hệ trẻ trung, năng động, luôn khao khát khẳng định bản thân. Họ mong muốn được tự do thể hiện cá tính qua những bộ trang phục phá cách, hợp thời trang. Việc áp đặt những quy định cứng nhắc về trang phục có thể kìm hãm sự sáng tạo và cá tính của sinh viên, đồng thời khiến họ cảm thấy gò bó, thiếu tự tin.

Tuy nhiên, giá trị truyền thống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phong cách ăn mặc của sinh viên. Trang phục truyền thống là biểu tượng của lịch sử, văn hóa và bản sắc dân tộc. Việc tôn trọng và gìn giữ những giá trị này là trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Vậy làm thế nào để tìm kiếm sự cân bằng giữa sự tự do và giá trị truyền thống trong phong cách ăn mặc của sinh viên? Giải pháp nằm ở sự giáo dục và tôn trọng lẫn nhau.

Vai trò của nhà trường

Nhà trường cần tạo môi trường giáo dục cởi mở, khuyến khích sinh viên tự do thể hiện bản thân thông qua trang phục, đồng thời hướng dẫn họ cách trân trọng và gìn giữ giá trị truyền thống. Các trường đại học có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa về văn hóa, thời trang, khuyến khích sinh viên sáng tạo trang phục truyền thống theo phong cách hiện đại, hay tổ chức các ngày hội áo dài để sinh viên tự tin khoe nét đẹp văn hóa dân tộc.

Tôn trọng lẫn nhau

Sinh viên cần tự ý thức về trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ giá trị truyền thống. Khi đến những nơi trang trọng như lễ hội, lễ tang, hay sự kiện học thuật, việc lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp với văn hóa là điều cần thiết thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh.

Tóm lại, tìm kiếm sự cân bằng giữa sự tự do, sáng tạo và giá trị truyền thống trong phong cách ăn mặc là một hành trình không ngừng. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình và nhà trường cần chung tay giáo dục và định hướng sinh viên để họ có thể tự tin thể hiện bản thân đồng thời vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Bài liên quan
Tranh cãi việc bổ nhiệm quan chức cấp cao, tổng tư lệnh quân đội Ukraine lên tiếng
Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrskyi xác nhận, Cơ quan An ninh Ukraine (SSU) không phản đối việc bổ nhiệm ông Roman Hladkyi làm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Lực lượng Hệ thống Không người lái (USF).

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xôn xao chiếc poster tại ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội với nội dung gây tranh cãi: "Trường học không phải sàn diễn thời trang"