Ý tưởng kinh doanh của sinh viên hai trường đại học thắng lớn tại MEP

Công Chương | 11/03/2022, 20:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Vượt qua 13 đội tranh tài, đội tuyển sinh viên Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Lạc Hồng đã giành chiến thắng tại cuộc thi 'Từ sáng tạo đến khởi nghiệp' (MEP).

“Ngoài ra, thiết bị còn tích hợp với hệ thống tưới tiêu có sẵn trong trang trại của bạn và làm cho nó trở thành một hệ thống được quản lý thông qua điện thoại thông minh và internet. Thiết bị của chúng tôi thuận tiện, dễ sử dụng và đáng tin cậy: một hệ thống điều khiển tưới thông minh trên điện thoại rất dễ sử dụng và vận hành.Tiết kiệm chi phí chăm sóc cây trồng (tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ nước, thời gian & công sức). Giúp nông dân hài lòng và đáp ứng nhu cầu của họ càng nhiều càng tốt, mang lại sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao…” - đại diện đội CTU Team 2 thông tin.

Tái chế phụ phẩm nông nghiệp

Nói nói về dự án ENRE(Environment Recycle)đạt Giải nhì, đội tuyển LHU Team 3 của Trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) cho biết, đâylà dự án tái chế các phụ phẩm nông nghiệp. Phụ phẩm sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành đồ dùng một lần, thay thế đồ nhựa dùng một lần trên thị trường.

Ban tổ chức trao giải Nhì cho đội LHU Team 3 đến Trường Đại học Lạc Hồng.

“ENRE nghiên cứu và phát triển các loại máy sản xuất: có thể linh hoạt thay đổi khuôn để tạo thành sản phẩm, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại nguyên liệu. Các sản phẩm tạo ra như đĩa, ly,hộp đựng thức ăn…Nhằm tận dụng và tạo ra thêm giá trị phụ phẩm nông nghiệp với mục tiêu an toàn cho sức khỏe người sử dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường. Dự án giúp nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam…” - đại diện đội LHU Team 3 thông tin.

Công cụ đeo bao cho xoài khỏi sâu bệnh

Giải ba thuộc về đội CTU Team 1 đến từ Trường Đại học Cần Thơ với dự án MBT. Theo diễn giải của đội CTU Team 1, MBT là công cụ hỗ trợ nông dân trồng xoài.

Ban tổ chức trao giải Ba cho đội CTU Team 1.

Trong quá trình bảo vệ xoài khỏi sâu bệnh, người dân phải sử dụng túi giấy chuyên dụng để bảo vệ và nâng cao chất lượng trái xoài từ khi còn nhỏ đến khi thu hoạch. Nhưng việc quấn trực tiếp mà không có dụng cụ ở những vị trí cao, hiểm trở là điều vô cùng nguy hiểm và khó khăn. Vì vậy, nhóm triển khai dự án MBT để giải quyết vấn đề này.

"MBT được phát triển dựa trên cử chỉ đeo bao xoài của người dân để dễ dàng sử dụng cho nhiều đối tượng. MBT hoạt động dựa trên chuyển động cơ học, không sử dụng điện nên có nhiều ưu điểm và giá thành hợp lý. Nhóm nghiên cứu tin rằng dự án sẽ giải quyết tốt nhất vấn đề hiện tại của người nông dân..." - đại diện đội CTU Team 1 thông tin.

“Dự án BUILD-IT và chính phủ Hoa Kỳ đã làm việc song song với các đối tác chính phủ - doanh nghiệp - nhà trường để khởi xướng các quan hệ đối tác công - tư nhằm thúc đẩy sự đổi mới trong giáo dục đại học và xã hội Việt Nam. Khoa học, công nghệ và kỹ thuật là chìa khóa then chốt cho sự phát triển không ngừng cho nền kinh tế xã hội Việt Nam. Những chương trình như thế này đang góp phần nuôi dưỡng những tài năng trẻ triển vọng, thúc đẩy giáo dục khối ngành kỹ thuật vượt ra khỏi hành trình học tập nặng lý thuyết thông thường bằng cách dẫn dắt sinh viên tạo sản phẩm mới và đưa sáng tạo đó ra thị trường… ” - ông Alex Tatsis - Quyền Phó Tổng Lãnh sự, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/y-tuong-kinh-doanh-cua-sinh-vien-hai-truong-dai-hoc-thang-lon-tai-mep-Sli1IeLnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/y-tuong-kinh-doanh-cua-sinh-vien-hai-truong-dai-hoc-thang-lon-tai-mep-Sli1IeLnR.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý tưởng kinh doanh của sinh viên hai trường đại học thắng lớn tại MEP