Theo các nhà nghiên cứu, lục địa Zealandia có vị trí tách biệt hoàn toàn về mặt địa chất so với các lục địa khác là Á - Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Australia, Nam Cực. Zealandia sở dĩ được gọi là lục địa vì nó có những thuộc tính địa chất cần có của một lục địa như nằm cao hơn hẳn so với lớp vỏ đại dương, có diện tích tách biệt đủ lớn và có yếu tố đặc trưng về mặt địa chất. Kể từ khi được đề cập khái niệm "Zealandia" lần đầu tiên vào năm 1995, lục địa luôn được coi là bí ẩn "nan giải" mà giới khoa học kiếm tìm trong nhiều năm qua.
Hiệp hội Địa chất Hoa Kỳ cho biết biên giới của Zealandia có đường nối sườn lục địa của nó với đáy đại dương ở độ sâu khoảng 1,5 đến 2,5 dặm (2,4 đến 3,8 km). Chúng ta đã biết về Zealandia trong hơn một thế kỷ, nhưng chỉ với các kỹ thuật lập bản đồ tiên tiến ở thời điểm hiện tại, chúng ta mới có thể lập bản đồ chi tiết toàn bộ lục địa. Cũng giống như New Zealand trên bề mặt, Zealandia có nhiều thung lũng, hẻm núi, dãy núi và vùng đồng bằng khiến lục địa này khó có thể trinh sát và lập bản đồ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục và xây dựng dựa trên công trình của các nhà nghiên cứu trước đây. Theo báo cáo của GNA Science, các nhà nghiên cứu vào năm 2017 đã lấy mẫu đá từ lớp vỏ của Zealandia, điều này xác nhận rằng các nhà khoa học thực sự đang làm việc với một vùng đất riêng biệt, độc nhất. Các nghiên cứu vào năm 2019 và 2023 đã hoàn thành việc lập bản đồ địa chất, trầm tích, v.v. của Zealandia.
Theo tờ Daily Mail, trong bài báo có tên "Zealandia: Lục địa ẩn trên Trái đất" được công bố mới đây trên ấn phẩm của Hiệp hội địa chất Mỹ một nhóm gồm 11 nhà địa chất học đã đưa ra nhận định rằng: Vùng đất thuộc Thái Bình Dương, nằm ở phía đông nước Úc có thể được coi là một lục địa độc lập. Zealandia được cho là sở hữu 4 thuộc tính cần thiết để công nhận là một lục địa. Nó có độ cao lớn hơn và độ đặc cao hơn so với lớp vỏ đại dương, có sự hiện diện của 3 loại đá là đá núi lửa, đá biến chất và trầm tích, có diện tích đủ lớn nên không bị xếp lẫn vào danh mục các lục địa siêu nhỏ.
Theo GNS Science, khi khám phá nguyên nhân khiến Zealandia tách ra khỏi rìa tiếp giáp của Australia và Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã tìm một dãy núi lửa trải dài giống như cột sống trên khắp Zealandia từ 250 đến 100 triệu năm tuổi. Nick Mortimer, tác giả chính của nghiên cứu của GNS Science, cho biết từ 120 đến 80 triệu năm trước, các vết nứt phun magma dã phân tách Zealandia khỏi các lục địa lớn hơn.
Nguồn: Grunge; Nature; NASA