Ảnh minh họa
6. Thích đánh giá người khác, đặc biệt là nói xấu
Có câu: Ngồi buồn tự ngẫm bản thân, đừng rảnh bàn luận chuyện người. Đừng coi việc bình phẩm đánh giá hết người này đến người khác như chủ đề trà dư tửu hậu khi tám chuyện với bạn bè, người quen. Bởi không ai chắc được, liệu quay lưng đi, liệu bạn có lôi chính họ ra để nói với những người khác nữa không.
7. Thích sử dụng câu hỏi tu từ khi nói
"Ô, cái này mà cậu cũng không biết à?”, “Rồi sao nữa?”, “Cậu nghĩ thế thật à?”... và những câu hỏi tu từ khác thực sự rất khiến người nghe thấy khó chịu.
Đây là lỗi mà rất nhiều người mắc phải, loại lỗi này chủ yếu liên quan đến logic và sự tập trung. Trên thực tế, chỉ cần thay đổi trọng tâm sự tập trung từ người khác sang chính bạn, ý nghĩa thể hiện ra bên ngoài sẽ khác ngay. Ví dụ: “Cậu hiểu chưa?” có thể thay bằng “Tôi nói đủ rõ ràng rồi chứ?”... Chính bạn sẽ phải là người chịu trách nhiệm về lời nói của mình chứ không phải người khác.
Chịu trách nhiệm nhiều hơn và phàn nàn ít hơn, đây mới là thói quen của người của EQ cao.
8. Nói chuyện không vào trọng tâm làm tốn thời gian
Loại hành vi này thường xảy ra khi nhắn tin. Ví dụ, một người lạ nhắn tin cho bạn để nhờ vả bạn, tuy nhiên họ lại nhắn hết chuyện này đến chuyện khác mà quên mất điều cơ bản nhất, đó là giới thiệu bản thân.
Một hành vi khác thậm chí còn gây khó chịu hơn, đó là nhắn tin cho ai đó “Alo, có đó không?” rồi không nhắn gì thêm nữa. Đến lúc bạn reply và hỏi “Có chuyện gì thế” thì người đó đã biến mất. Một lúc lâu sau, khi bạn quay lại bận công việc của mình, người đó lại tìm đến bạn và hỏi “Có đó không?”... Chỉ tưởng tượng thôi đã thấy rất phiền rồi.
Ảnh minh họa
Vì vậy, nếu bạn muốn thảo luận điều gì đó, hoặc đơn giản là muốn nói chuyện với ai đó (người không quen lắm), trước tiên bạn nên giới thiệu chung về bản thân, hỏi người đối diện xem họ có đang rảnh tay không và làm rõ mục đích của mình. Tương tự như khi gửi mail, đừng gửi câu một, hãy gom tất cả ý chính vào một mail rồi hẵng gửi đi, tránh spam.
9. Dạy đời người khác
Một số người rất thích dạy đời người khác, luôn nghĩ mình là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó và tích cực đưa lời khuyên cho người khác dù đôi khi hành vi này chẳng khác gì “múa rìu qua mắt thợ”.
Là người ngoài cuộc, đừng bao giờ bàn luận về vấn đề gì như thể mình là chuyên gia – trừ khi đích thân đối phương hỏi bạn và xin bạn lời khuyên.
10. Yếu đuối
Cái gọi là yếu đuối ở đây không phải chỉ vấn đề thể chất mà là tật quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác. Ví dụ, có người nhờ bạn làm gì đó hoặc vay tiền bạn, dù trong lòng bạn không hề muốn nhưng vì sợ một là cắn rứt lương tâm khi từ chối, hai là sợ làm mất lòng người ta nên vẫn cắn răng đồng ý.
Có thể bạn không tin nhưng một nguyên nhân dẫn đến tật xấu này cũng là do EQ thấp. Vì EQ thấp nên bạn không phân biệt được lợi hại, không phân biệt được thiệt hơn, không phân biệt được địch ta, không phân biệt được giới hạn: người khác tìm bạn, bạn không dám từ chối; bạn gặp rắc rối, bạn lại ngại nhờ vả người khác. Loại tính cách và hành vi này nói một cách nhẹ nhàng là dấu hiệu của EQ thấp, nói nặng thì chính là yếu đuối.
Lời khuyên dành cho bạn là khi va phải vấn đề tương tự, bạn có thể dũng cảm và quyết đoán hơn. Người lúc nào cũng yêu cầu bạn giúp họ hết việc này đến việc khác, luôn tùy tiện hỏi vay tiền bạn mặc kệ tình trạng của bạn khi ấy ra sao, đến lúc bạn có chuyện cần nhờ người đó, cứ yên tâm, người đó sẽ chẳng bao giờ giúp bạn đâu.