Thứ 5, làm chủ công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR/cas9.Một trong những loại bệnh gây hại nhất trên cây đu đủ đang được các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tìm cách giải quyết triệt để bằng công nghệ chỉnh sửa gene thông qua hệ thống CRISPR/Cas9.
Nhóm nghiên cứu Công nghệ tế bào thực vật tại Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cho biết đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên về chỉnh sửa gene eIF4E kháng virus PRSV trên cây đu đủ bằng công nghệ CRISPR/Cas9. Kết quả nghiên cứu bước đầu về chỉnh sửa gene đu đủ vừa được công bố trên tạp chí Plant Cell Tissue and Organ Cultures (NXB Springer Nature). Trước đó, để kiểm tra sự hiệu quả của hệ thống chỉnh sửa gene, nhóm đã nghiên cứu chỉnh sửa gene eIF4E trên cây mô hình là cây thuốc lá để đánh giá tính kháng virus PYV. Nghiên cứu này cũng đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports (thuộc NXB Nature) vào tháng 8/2022. Hiện tại, nhóm tiếp tục phát triển công nghệ CRISPR/Cas9 trong nâng cao tính chống chịu với bệnh do nấm phấn trắng trên đậu tương, dưa chuột; tăng cường tính chịu mặn hay thiếu hụt dinh dưỡng của cây lúa; nâng cao giá trị dinh dưỡng của quả cà chua...
Thứ 6, nghiên cứu, chế tạo thành công phòng sạch đạt cấp độ cao nhất thế giới. INTECH Group nghiên cứu và chế tạo thành công phòng sạch đạt cấp độ cao nhất thế giới theo tiêu chuẩn NEBB Hoa Kỳ. Phòng sạch (còn gọi là cleanroom) là không gian kín mà tại đó môi trường hạt bụi kích thước micromet sẽ được kiểm soát dưới ngưỡng cho phép. Đây là môi trường ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất cho các lĩnh vực công nghệ cao như hàng không vũ trụ, bán dẫn, điện tử, quang học, công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm. Việc INTECH Group tạo ra được môi trường cấp độ sạch siêu cao góp phần khẳng định và nâng cao vị thế khoa học kỹ thuật Việt Nam trên thế giới.
Thứ 7, ra mắt dòng chíp vi mạch ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật cho lĩnh vực y tế.Dòng Chip IC (IC - Integrated Circuit) ra mắt hồi tháng 9 là dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế. Theo kế hoạch sẽ đưa ra thị trường thêm 7 dòng chip khác nhau trong năm 2023, phục vụ cho hàng loạt lĩnh vực công nghệ, viễn thông, IoT, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng, điện tử điện lạnh.
Dòng chip này do FPT Semiconductor thiết kế sản xuất tấm wafer - vật liệu nền để sản xuất chip vi mạch, hướng đến phục vụ cho các ngành công nghiệp, sản phẩm cụ thể. Trên nền wafer này, FPT Semiconductor sản xuất ra các dòng chip vi mạch khác nhau.
Thứ 8, ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây lớn nhất Việt Nam. Được nghiên cứu và triển khai từ năm 2018, đến nay, hệ sinh tháiViettelCloud được đánh giá thuộc nhóm lớn nhất, hiện đại và an toàn nhất Việt Nam với quy mô 13 trung tâm dữ liệu trải rộng khắp 3 miền; hơn 9.000 rack; 60.000 m2 mặt sàn. Viettel Cloud bao gồm trung tâm dữ liệu (data center), các nền tảng công nghệ, các phần mềm dịch vụ trên cloud cho đến các công nghệ bảo mật, dịch vụ quản trị, vận hành.
Hệ sinh thái Viettel Cloud được xây dựng từ các công nghệ lõi mã nguồn mở thông dụng, nổi tiếng trên thế giới như mã nguồn mở OpenStack – nền tảng được công nhận và lựa chọn trong bộ tiêu chuẩn Điện toán đám mây dành cho Chính phủ điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Kubernetes, Ceph, Prometheus, Grafana…
Thứ 9, trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt 6.Tối 23/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KHCN đợt 6. Đây là 2 giải thưởng cao quý nhất được Nhà nước ghi nhận, tôn vinh, trao tặng các nhà khoa học, tác giả, đồng tác giả của các công trình đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về KHCN, góp phần quan trọng và thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh... Theo đó, 12 công trình, cụm công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và 17 công trình, cụm công trình trao tặng Giải thưởng Nhà nước về KHCN.
Thứ 10, trao Giải thưởng VinFuture năm 2022. Tối 20/12, lễ trao Giảithưởng VinFuture lần thứ 2 đã diễn ra tại nhà hát lớn Hà Nội. Năm nhà khoa học phát minh và phát triển công nghệ mạng toàn cầu là chủ nhân của giải thưởng chính, trị giá 3 triệu USD của giải thưởng VinFuture năm 2022. Năm nay, công trình đạt giải thưởng cao nhất là kết quả của nhiều phát minh liên quan đến mạng toàn cầu. VinFuture đánh giá các nghiên cứu một cách toàn diện, trong mối quan hệ đa chiều. Nhiều nghiên cứu có thể mãi mãi không đi đến đích hoặc ít được ứng dụng khi nằm riêng lẻ nhưng nếu kết nối chúng lại với nhau, đột phá có thể xảy ra.