STT | Đại học | Xếp hạng 2024 | Xếp hạng 2023 |
---|---|---|---|
1 | Trường Đại học Duy Tân | 115 | 145 |
2 | Trường Đại học Tôn Đức Thắng | 138 | 138 |
3 | Đại học Quốc gia Hà Nội | 187 | 162 |
4 | Đại học Quốc gia TP.HCM | 220 | 167 |
5 | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành | 291 - 300 | - |
6 | Đại học Kinh tế TP.HCM | 301 - 350 | 401 - 450 |
7 | Đại học Huế | 351 - 400 | 351 - 400 |
8 | Đại học Bách khoa Hà Nội | 401 - 450 | 248 |
9 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | 401 - 450 | 651 - 700 |
10 | Đại học Đà Nẵng | 501 - 550 | 501 - 550 |
11 | Trường Đại học Cần Thơ | 651 - 700 | 551 - 600 |
12 | Trường Đại học Giao thông Vận tải | 651 - 700 | - |
13 | Trường Đại học Văn Lang | 701 - 750 | - |
14 | Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM | 751 - 800 | 651 - 700 |
15 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội | 801 + | 601 - 650 |
Trong kỳ xếp hạng QS AUR 2024, tổ chức QS xếp hạng cho 857 cơ sở giáo dục đại học của châu Á (trong đó 149 cơ sở giáo dục đại học lần đầu được xếp hạng).
Kết quả xếp hạng này được dựa trên phân tích phản hồi từ hơn 2,1 triệu bầu chọn từ học giả và 617.000 bầu chọn từ nhà tuyển dụng trên toàn thế giới. Cùng với đó, QS phân tích từ hơn 141,6 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2017-2022) từ 17,6 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2017-2021).
QS tiếp tục duy trì phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên 11 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí được tính điểm cao nhất là "Đánh giá của học giả" với 30% số điểm, "Đánh giá của nhà tuyển dụng" chiếm 20% điểm. Ba tiêu chí khác được tính 10% điểm là "Tỷ lệ giảng viên/sinh viên"; "Tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học, mang lưới nghiên cứu quốc tế".
Năm nay, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng châu Á. Tiếp đến là Đại học Hong Kong (Trung Quốc) và Đại học Quốc gia Singapore. Cùng xếp thứ tư là Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc). Trong 10 trường đứng đầu châu Á còn có 3 trường đến từ Trung Quốc và 2 trường ở Hàn Quố.