3 điều cần lưu ý khi đổi mới nội dung dạy văn học trong các trường sư phạm

14/02/2024, 20:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

GS.TS Lã Nhâm Thìn - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh, 3 điều cần lưu ý khi đổi mới nội dung dạy học văn học ở các trường đại học sư phạm.

Những lí do của đề xuất này: Về mặt khoa học, văn học liên quan mật thiết với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác. Về mặt thực tiễn, những hiểu biết và vận dụng hiểu biết về lịch sử và các ngành nghệ thuật khác rất thiết thực đối với sinh viên ngành Ngữ văn sư phạm khi ra trường lập nghiệp bằng nghề dạy học, hoặc ngành nghề khác có liên quan tới văn học, nghệ thuật.

Về hướng nghiệp sư phạm, đáp ứng yêu cầu của Chương trình Ngữ văn 2018 như: Thứ nhất, biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu),

Thứ hai, biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu),

Thứ ba, nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc).

Phương pháp dạy học phát triển năng lực của sinh viên với năng lực nghiên cứu và năng lực giảng dạy là vấn đề mấu chốt trong các trường sư phạm. Để phát triển năng lực nghiên cứu của sinh viên, giảng viên cần dạy sinh viên phương pháp nghiên cứu khoa học tìm hiểu bản chất, quy luật của một hiện tượng văn học hơn là phương pháp trang bị những kiến thức cụ thể. Tìm hiểu bản chất, quy luật của đối tượng, vừa khơi gợi những suy nghĩ mới, vừa tạo năng lực giải quyết những vấn đề mới được đặt ra.

Cần vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study) để nghiên cứu sâu một hiện tượng có tính chất tiêu biểu, điển hình cho nhiều trường hợp khác, để qua “điểm” thấy “diện” và ngược lại “diện” được khái quát từ “điểm” là cách làm khoa học.

Phương pháp dạy học để phát triển năng lực giảng dạy cho sinh viên đã được thể hiện trong Chương trình Sư phạm Ngữ văn của khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với những đổi mới qua các học phần: Lí luận và phương pháp dạy học môn Ngữ văn, Dạy học nói viết theo quan điểm giao tiếp, Xây dựng phiếu học tập trong hoạt động đọc hiểu.

Có thể thấy phương pháp dạy học đã gắn với những hoạt động dạy học ở phổ thông, chú ý các phương pháp dạy học đọc, viết, nói và nghe. Giảng viên ở đại học sư phạm đào tạo giáo viên dạy học ở phổ thông, trước khi đứng trên giảng đường thì phải đã từng, đang còn, sẽ tiếp tục xuống với phổ thông.

Theo GS.TS Lã Nhâm Thìn, giảng viên gắn bó với phổ thông không chỉ trên giáo trình, sách vở mà còn gắn bó bằng những hoạt động thực tiễn. Cần có những chuyên đề về phổ thông theo định kì hàng năm ở các đơn vị đào tạo trong trường sư phạm. Tăng cường hướng dẫn sinh viên tự học, thay vì giảng viên thuyết giảng nhiều như hiện nay. Nhấn mạnh việc tự học của sinh viên là vấn đề không mới. Điều quan trọng là ở chỗ phải có đủ cơ sở vật chất (thư viện, tài liệu, mạng Internet...), có phương pháp hướng dẫn, đánh giá kết quả tự học của sinh viên để việc tự học trở thành một nhu cầu thiết thực đối với sinh viên.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/3-dieu-can-luu-y-khi-doi-moi-noi-dung-day-van-hoc-trong-cac-truong-su-pham-post671945.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/3-dieu-can-luu-y-khi-doi-moi-noi-dung-day-van-hoc-trong-cac-truong-su-pham-post671945.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 điều cần lưu ý khi đổi mới nội dung dạy văn học trong các trường sư phạm