Qua vài ngày đăng nhập, nhận thấy khoản lợi nhuận thu được cao, chị T. đã nhờ “chồng hờ” dạy đăng ký để giao dịch mua chứng khoán. Chị T. đã chuyển 914 triệu đồng tham gia đầu tư, nhưng sau đó số tiền này đã bị chiếm đoạt.
Vì vậy, người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online, lời mời kết bạn từ các người lạ trên các mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online. Cẩn trọng khi tham gia ứng dụng, trang web đầu tư tài chính online có nhiều rủi ro. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan Công an để giải quyết kịp thời.
Hình thức lừa đảo bán điện thoại giá rẻ ngày càng trở nên phổ biến, người dân cần cảnh giác. |
Mới đây, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án, khởi tố 22 bị can về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; thu giữ 20 máy tính các loại, khoảng 3.000 điện thoại chất lượng kém, hàng giả là công cụ các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, cùng nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan.
Qua nắm tình hình từ các nạn nhân, Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lừa bán điện thoại di động giá rẻ trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Shopee, Lazada, TikTok, Tiki.
Các đối tượng đăng tải hình ảnh của điện thoại thông minh chính hãng với giá rẻ hơn rất nhiều so với thực tế, chỉ dao động từ 1.5 triệu đồng đến 2 triệu đồng, sau đó giao hàng là sản phẩm giả.
Tiếp đó, Cơ quan điều tra xác định Đặng Thị Thêm và Lê Quang Vinh là mắt xích trong đường dây lừa đảo do Bùi Thị Hương (SN 1981), trú tại khu biệt thự thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội là chủ mưu, cầm đầu.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân chỉ nên thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được uy tín và đảm bảo người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác. Người dân cần tuyệt đối tỉnh táo khi đọc các đánh giá của người mua khác về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, người dân cũng nên tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền của bên bán hàng để đảm bảo quyền lợi cho bản thân.