3 kiểu "thông minh giả" ở trẻ, lớn lên rất khó thành công, cha mẹ đừng vội tự hào

Thiên An, | 27/08/2023, 08:12
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những kiểu "thông minh giả" này không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

- Chúng quan tâm đến những gì người khác nghĩ về chúng;

- Không cho phép mình "thua", thích cạnh tranh với người khác để so sánh;

- Đối mặt với trở ngại hay thất bại, chỉ biết dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ và người khác, không thể tự mình giải quyết vấn đề;

- Lúc nhỏ vấn đề biểu hiện không rõ ràng nhưng khi lớn lên sẽ rất khó có đủ can đảm để thử những thứ mới;

- Vào thời điểm quan trọng vẫn nghĩ rằng mình không thể làm được việc này việc kia, thiếu tự tin để đảm nhiệm những trách nhiệm lớn.

03
Thông minh kiểu "không đủ tập trung": Chơi rất hăng nhưng cứ học là mệt

Nhiều bậc cha mẹ thường đặt câu hỏi: Vì sao trẻ em bây giờ ăn sướng, mặc sướng, có đủ điều kiện và môi trường học tập tốt nhưng trẻ chỉ phát triển thể chất còn tình trạng học tập vẫn dậm chân tại chỗ?

Liên quan đến vấn đề này, Giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn cho biết: "IQ không phải thứ quyết định thành tích học tập của trẻ mà là sự tập trung. 80% trẻ thua cuộc không phải IQ thấp mà vì thiếu tập trung".

Một cuộc khảo sát do Viện Tâm lý học Trung Quốc thực hiện tại 660 thành phố vừa và lớn ở Trung Quốc cho thấy 20% đến 60% trẻ em thường mất tập trung và không thể kiên trì nghe giảng quá 30 phút. Tiết thể dục các em đều rất hoạt bát nhưng chỉ cần phải ngồi yên trong lớp là kiểu gì cũng có ngồi ngây người hoặc thơ thẩn nhìn ra ngoài cửa sổ, không nghe thấy giáo viên nói gì.

3 kiểu thông minh giả ở trẻ, lớn lên rất khó thành công, cha mẹ đừng vội tự hào - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nhiều em rõ ràng có thể giải rất nhiều bài toán khó nhưng lại thích vừa làm vừa chơi, không thể tập trung hoàn toàn vào bài vở. Đôi khi các em làm việc riêng trong lớp, kết quả là ngay cả những bài đơn giản nhất cũng không làm được, để rồi mất luôn cả hứng thú nói chuyện.

Những đứa trẻ như vậy không hề ngốc, chúng được tiếp xúc với những thông tin mới nhất, tiến bộ nhất, chúng có hệ thống kiến thức đầy đủ nhất nhưng do thiếu tập trung nên việc nâng cao khả năng học tập bị ảnh hưởng.

Sự tập trung là động lực đầu tiên cho việc học.

Nếu một đứa trẻ luôn khó tập trung, khi làm bài tập về nhà có lúc nghịch tay, có lúc nghịch bút, khó để tâm 100% vào một việc thì năng lực, chỉ số IQ của trẻ dù có cao đến đâu cũng chỉ là vật trang trí và không thể phát huy tác dụng gì. Điều này báo hiệu trẻ sẽ khó có tương lai tốt đẹp.

04
Cách biến "trí thông minh giả" của trẻ trở thành "năng lực thực sự"

Điều quan trọng nhất là sự hướng dẫn của cha mẹ. Trong cuốn sách Những Kẻ Phàm Tục Và Thiên Tài có câu: "Mọi đứa trẻ đều có tiềm năng trở thành người xuất sắc. Chính sự giáo dục hàng ngày của cha mẹ sẽ mang đến cho con cái một cuộc sống khác".

Khi trẻ gặp phải 3 tình huống "trí thông minh giả" nêu trên, cha mẹ nên quan tâm đúng mức, bắt đầu từ cuộc sống hàng ngày, dần dần hướng dẫn trẻ biến chúng thành "năng lực thực sự".

1. Cha mẹ cần làm gương, đã nói là phải làm

Con cái học những quy tắc ứng xử mà chúng phải có từ cha mẹ, muốn con đã nói là làm thì cha mẹ cũng cần làm được điều tương tự.

Nhà văn Lev Tolstoy từng nói: "Tất cả hoặc tới 999 phần nghìn đều do tấm gương, sự ngay thẳng của cha mẹ tác động tới con cái họ".

Cha mẹ đúng, con cái sẽ đúng.

Trước mặt trẻ, làm mẫu thế nào là nói được làm được, có nói thì phải có làm sẽ tốt hơn việc ra rả 1000 câu bắt con phải thế này thế kia.

2. Đừng bảo vệ trẻ quá mức và đừng tùy tiện giao áp lực quá nặng

Sự tham gia tích cực và kỳ vọng cao của cha mẹ có thể khuyến khích và kích thích trẻ. Thế nhưng việc giữ trẻ trong thế giới riêng của chúng quá nhiều hoặc mong đợi sự tiến bộ của trẻ dựa trên thành tích của người khác thường phản tác dụng.

Thay vì gây áp lực tâm lý không đáng có cho trẻ, tốt hơn hết bạn nên nắm bắt tình trạng của con mình, bảo vệ chúng khi cần thiết và dõi theo trẻ từ xa. Yêu thương con cái cần phải phù hợp, thể hiện tình yêu thương cũng phải có giới hạn, đúng mực.

3. Khi trẻ học bài, hãy loại bỏ những tác nhân quấy rối không cần thiết

Tiền đề để trẻ duy trì mức độ tập trung cao độ là không làm phiền trẻ. Đừng liên tục vào phòng của trẻ chỉ để đưa trái cây hay đồ ăn nhẹ vì sợ trẻ đói, cũng đừng hỏi han trẻ khi trẻ đang tập trung vào việc học.

Quan trọng nhất là cung cấp cho trẻ một không gian học tập yên tĩnh và độc lập.

Khi con bạn đang học, đừng làm phiền con bằng cách xem TV, chơi bài, nghe nhạc hay giao nhiệm vụ khiến trẻ phải ngừng mạch suy nghĩ. Khi trẻ không học được nữa, hãy nhắc nhở trẻ một cách thích hợp nhưng đừng càm ràm thái quá.

Không bị quấy rầy, trẻ sẽ tập trung hơn và việc học theo đó mà hiệu quả hơn.

Nguồn: Sohu

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/3-kieu-thong-minh-gia-o-tre-lon-len-rat-kho-thanh-cong-cha-me-dung-voi-tu-hao-20230826142320121.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/3-kieu-thong-minh-gia-o-tre-lon-len-rat-kho-thanh-cong-cha-me-dung-voi-tu-hao-20230826142320121.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 kiểu "thông minh giả" ở trẻ, lớn lên rất khó thành công, cha mẹ đừng vội tự hào