Lý do là vì tỏi chứa nhiều lưu huỳnh, flavonoid và selen. Flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Các hợp chất này có thể giúp chống lại ung thư bằng cách ngăn ngừa tổn thương tế bào. Còn selenium và allyl sulfide thì giữ cho DNA của tế bào không bị hư hại. Bởi DNA bị tổn thương là nguyên nhân gốc rễ của bệnh ung thư.
Đặc biệt, khả năng chống ung thư của tỏi đến chủ yếu từ allicin. Là hợp chất tạo cho tỏi có mùi hăng khi bị nghiền nát, được chuyển hóa thành các hợp chất chống oxy hóa như alkaloid và flavonoid khi tỏi đen lên men. Chất chống oxy hóa là hợp chất giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại do oxy hóa. Do đó rất tốt để phòng chống ung thư và làm chậm quá trình tiến triển của khối u.
Để tận dụng tối đa hiệu quả chống ung thư của tỏi, nên ăn tỏi sống đập dập hoặc băm nhuyễn. Do các chất chống oxy hóa sẽ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao.
Theo nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ), một chế độ ăn giàu chất xơ và sữa chua có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú…
Thí nghiệm trên động vật về tác dụng chống ung thư của sữa chua và phát hiện ra rằng tốc độ phát triển của tế bào ung thư trong nhóm có ăn sữa chua thấp hơn 30% - 50% so với nhóm thức ăn còn lại. Một nghiên cứu khác do Quỹ Ung thư Quốc gia Hà Lan công bố cho thấy, ăn sữa chua thường xuyên có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ một cách hiệu quả.
Theo các chuyên gia, chất béo, casein và protein trong sữa chua giúp tăng cường cảm giác no và tránh ăn quá nhiều. Sữa chua cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng rất tốt trong khi thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó, sữa chua chứa nhiều canxi, các vi khuẩn có lợi làm giảm viêm và hạn chế khối u phát triển.
Bạn có thể thêm ngũ cốc, quả mọng vào sữa chua để tăng cường khả năng chống ung thư vú (Ảnh minh họa)
Cụ thể, sữa chua có thể cung cấp men vi sinh, chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi. Nó có thể giúp ức chế các vi khuẩn có hại, cải thiện môi trường trong đường ruột, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm sản sinh tác dụng ngừa ung thư.
Đồng thời, sữa chua có tác dụng chống viêm - một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư. Các sản phẩm men vi sinh phổ biến được sử dụng trong sữa chua là Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus, có thể làm giảm mức độ các chất gây ung thư. Nhưng nên chọn sữa chua không đường hoặc ít đường, ít béo để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng ăn các thực phẩm này không đảm bảo bạn miễn nhiễm với ung thư vú. Bởi còn rất nhiều yếu tố gây bệnh khác và thực phẩm chỉ mang tính hỗ trợ ở mức độ nhất định. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị ung thư vú nếu có!
Nguồn: Sohu, Woman.tvbs, Daily Mail