Phần lớn đề án tập trung vào sản phẩm nông nghiệp dựa trên tài nguyên bản địa hay canh tác nông nghiệp thuận tự nhiên, chủ động tìm tòi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và có ý thức về sự cần thiết phải tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhận diện khách hàng tiềm năng”, chị Vân chia sẻ.
Ban tổ chức cho biết, sau vòng sơ khảo, 120 dự án từ 26 tỉnh, thành được chọn vào vòng bán kết (đạt tỷ lệ 29,5%). Đặc biệt, 4 chủ dự án là người Tày.
Trước khi vào vòng bán kết, ban tổ chức đã tập huấn các thí sinh để hoàn thiện đề án khởi nghiệp, xây dựng thương hiệu, tham gia thương mại điện tử, áp dụng số hóa và truy xuất nguồn gốc nhằm giúp đỡ các thí sinh hoàn chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh để các dự án trở nên khả thi hơn.
Vòng bán kết 3 miền đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong 3 ngày 8, 10 và 11 tháng 12. Kết thúc vòng bán kết, đã chọn ra 33 dự án tiêu biểu nhất để thi vòng chung kết toàn quốc.
Giải thưởng của vòng chung kết gồm 1 giải nhất: 50 triệu đồng tiền mặt, được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của T.Ư Đoàn với mức vay tối đa 1 tỉ đồng; 2 giải nhì: 30 triệu đồng tiền mặt, được hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của T.Ư Đoàn với mức vay tối đa 500 triệu đồng; 3 giải ba: 15 triệu đồng tiền mặt, hỗ trợ nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của T.Ư Đoàn với mức vay tối đa 300 triệu đồng.
Ngoài ra, có các giải khuyến khích và giải thưởng phụ. Đồng thời, các dự án lọt vào vòng chung kết toàn quốc sẽ nhận bằng khen của T.Ư Đoàn và được ban tổ chức cuộc thi giới thiệu với các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, tư vấn triển khai thực tế đối với các ý tưởng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.