Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thực phẩm này có nhiều khả năng tích tụ mỡ nội tạng. Khối lượng mỡ nội tạng ở nhóm ăn thực phẩm có lượng đường huyết thấp giảm 11% sau 8 tuần ăn kiêng ít calo, trong khi nó tăng 1% ở nhóm ăn ít calo với những thực phẩm có lượng đường huyết cao. Điều này được cho là do tinh bột tinh chế chứa ít chất xơ và vitamin B hơn, do đó chúng ta nên ăn ít tinh bột tinh chế hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá nhiều axit béo bão hòa có thể làm tăng sự tích tụ mỡ nội tạng. Vì vậy, ăn quá nhiều axit béo bão hòa không có lợi cho chức năng hoạt động của dạ dày.
Thực phẩm giàu axit béo bão hòa chủ yếu bao gồm mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ và một số đồ ăn nhẹ có dầu thực vật hydro hóa, kem không sữa và kem thực vật được thêm vào thành phần...
Uống rượu có khả năng làm tăng mỡ nội tạng, bạn càng uống nhiều thì bạn càng có nhiều mỡ nội tạng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên nhiều khả năng là do rượu làm giảm nồng độ leptin và tăng nồng độ cortisol, tất cả đều liên quan đến sự tích tụ mỡ nội tạng.
Vì vậy nếu bạn không có thói quen uống rượu thì không nên uống, nếu nhất định phải uống thì tốt nhất nên tuân theo khuyến nghị của bác sĩ, lượng rượu tiêu thụ hàng ngày không được vượt quá 15 gam.
Nói chung, chất xơ hòa tan, mangan, kali, magiê, vitamin K, axit folic và axit pantothenic, là những thành phần có nhiều trong rau, có liên quan nghịch với chất béo nội tạng. Do đó, nếu muốn giảm mỡ nội tạng, ngoài việc kiểm soát lượng đường bổ sung, tinh bột tinh chế nhiều lần và rượu bia, bạn cũng nên ăn nhiều rau củ hơn.
Nguồn và ảnh: Health Times