Các chuyên gia tâm lý nhận định việc có cảm xúc cân bằng sẽ giúp thí sinh dễ dàng tập trung, làm chủ các mục tiêu hơn, tạo được động lực và kỷ luật cho bản thân để theo đuổi kế hoạch, nhất là trong giai đoạn “nước rút” để chuẩn bị thi tốt nghiệp.
Sử dụng thời gian hiệu quả là kỹ năng quan trọng để tạo thành thói quen tốt và duy trì được kỷ luật cho bản thân. Sắp xếp công việc và hoàn thành chúng trong thời gian theo kế hoạch sẽ giúp các sĩ tử kết hợp được nghỉ ngơi và học tập để có kết quả tốt nhất.
Lập thời gian biểu cho các hoạt động trong ngày được xem là biện pháp quản lý thời gian hiệu quả dành cho các sĩ tử đang ôn luyện. Theo đó, việc lập kế hoạch trong ngày cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học, ăn uống, ngủ nghỉ và giải trí.
Lập thời gian biểu và theo sát lịch trình là cách giúp các sĩ tử cân bằng được khối lượng bài vở cần học. |
Song song, không ít học sinh có thể lập ra thời gian biểu nhưng không thể kiên trì theo đuổi liên tục. Vì vậy, khi đề ra kế hoạch cho bản thân, các thí sinh cần cố gắng theo sát lịch trình, tuân theo những nguyên tắc nhất định để có được kết quả tốt nhất.
Nhấn mạnh về những áp lực đè nặng lên học sinh cuối cấp, báo cáo trên tờ Washington Post nhận định “chỉ tương lai thôi đã là điều đáng sợ và việc trở thành ‘người lớn’ là một trong những giai đoạn chuyển tiếp đầy thách thức nhất trong cuộc đời của thanh thiếu niên”.
Phải đưa ra quá nhiều lựa chọn quan trọng ảnh hưởng đến tương lai ngay tại cùng một thời điểm khiến nhiều thí sinh rơi vào trạng thái quá tải, “ngộp”.
Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng trong trường hợp này, học sinh nên có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên của bản thân trong các lựa chọn. Giải pháp này giúp tránh được việc thí sinh phải chịu quá nhiều áp lực cùng lúc, dễ dẫn đến những lựa chọn sai lầm.
Ngoài việc xác định thế mạnh, cách ôn thi hiệu quả hay năng lực bản thân, việc xác định ngành học, trường học lẫn phương thức xét tuyển cũng cần thí sinh lựa chọn kỹ càng.
Trường hợp muốn giảm bớt kỳ vọng cũng như gánh nặng tâm lý cho bản thân, gia đình, tìm kiếm cơ hội cao khi bước chân vào đại học, các bạn có thể cân nhắc những phương thức xét tuyển không chịu quá nhiều áp lực như xét học bạ.
Xét tuyển học bạ mang đến cơ hội “sáng giá” để các sĩ tử nắm chắc tấm vé vào đại học. |
Phương thức này có thể là chìa khóa để các thí sinh chắc suất bước vào giảng đường đại học. Hiện, tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ mang đến cho sĩ tử rất nhiều lựa chọn.
Thông thường, các trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển bằng học bạ từ tháng 2 và thường kéo dài đến tháng 8. Song, nếu muốn nắm chắc ưu thế, thí sinh đã chọn được nghề nghiệp và ngành học lý tưởng có thể đăng ký ngay từ đợt đầu tiên.
Điển hình, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã bắt đầu nhận hồ sơ theo phương thức xét học bạ từ ngày 16/2 và nhận đến 31/5. Năm 2023, UEF dành 70% chỉ tiêu xét học bạ, gồm xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (30%) và xét học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (40%). Điểm trung bình xét tuyển cả 2 phương thức là 18 điểm cho tất cả ngành đào tạo.
Ưu tiên những phương thức xét tuyển phù hợp để tìm kiếm ngành học ưng ý và ngôi trường mơ ước sẽ là giải pháp để nhiều sĩ tử cởi bỏ bớt áp lực cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Mất đi rào cản tâm lý, các thí sinh có thể đạt được phong độ tốt nhất.