Các loại nấm rất phổ biến trong mâm cơm những ngày Tết Nguyên đán (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Hong cho biết: “Nấm nấu chín chứa một lượng nitrat không gây hại, thậm chí tốt cho các tế bào máu đỏ. Nhưng nếu để quá 8 giờ, nitrat vô hại này sẽ thay đổi thành nitrit không tốt cho cơ thể của bạn. Ăn lượng lớn trong 1 lần có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp tính. Ăn lâu ngày dù lượng nhỏ cũng làm tổn thương dạ dày, mạch máu, dễ dẫn tới ung thư”.
Ngoài ra, nay cả khi bạn hâm lại nấm trong thời gian gần (dưới 8 giờ) cũng không tốt. Bởi vì tiếp xúc nhiệt nhiều lần sau khi nấu chín có thể khiến suy giảm dinh dưỡng, biến chất và tạo ra một số loại độc tố khác. Nên tốt nhất là chỉ mua vừa đủ để luôn tươi ngon, nấu và ăn 1 lần duy nhất, không để thừa.
Ngày Tết là dịp chúng ta ăn ngon và mặc đẹp hơn, những năm gần đây hải sản cũng góp phần tạo nên điều này. Nhưng cần nhớ rằng, nên ưu tiên hải sản tươi sống, sơ chế kỹ, sau khi nấu chín thì không thích hợp để lâu quá 8 giờ, dù là bảo quản trong tủ lạnh cẩn thận.
Lý do được Tiến sĩ Hong giải thích: “Bởi vì hải sản để lâu sẽ sinh ra một lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người. Lúc này, hâm nóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc. Nếu vẫn muốn hâm nóng, chỉ hâm nóng một lần duy nhất ở nhiệt độ cao, đảo đều tay và vứt bỏ ngay nếu vẫn không ăn hết sau lần này. Còn nếu hải sản nấu chín để lâu trong tủ lạnh quá 3 ngày thì không nên ăn vì có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc làm ảnh hưởng các tế bào, góp phần dẫn tới ung thư. Việc để lâu, hâm nóng lại cũng làm ảnh hưởng xấu rất lớn tới hương vị và dinh dưỡng trong hải sản”.
Hâm nóng món ăn nhiều lần không chỉ làm giảm dinh dưỡng mà còn dễ sản sinh ra chất độc hại (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Tiến sĩ Hong cũng nhắc nhở thêm một số lưu ý khi hâm nóng thực phẩm tưởng đơn giản nhưng nhiều người chưa làm đúng. Đó là chỉ nên lấy ra từng phần đủ ăn mỗi lần hâm nóng để tránh hâm nóng nhiều lần. Chỉ nên hâm nóng mỗi món tối đa 1 - 2 lần. Khi hâm nóng, đảm bảo nhiệt độ ít nhất trên 165 độ F (74 độ C). Nước xốt, nước thịt và súp nên được hâm nóng đến sôi lăn tăn hoặc trên 100 độ C. Đảo đều tay và không nên thêm nhiều gia vị khi hâm nóng. Sau khi hâm nóng xong, nên ăn càng sớm càng tốt.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Health 2.0, HK01