Vitamin E trong hạt mè đen có thể chống lại quá trình oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp duy trì độ đàn hồi của da và ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn. Cách đơn giản để chế biến loại thực phẩm này là nấu thành cháo, có thể thêm chút đường để dễ ăn.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tóc là phần dư thừa của huyết, nghĩa là khi cơ thể đủ máu thì sẽ có nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng tóc, ngược lại khi cơ thể thiếu máu tóc sẽ dễ gãy rụng.
Hạt vừng đen có hàm lượng sắt cao, tác dụng bổ máu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc, làm đen và sáng tóc. Sesamin và biotin trong vừng đen cũng giúp dưỡng tóc, ngăn ngừa sự xuất hiện của tóc bạc.
Nhuận tràng, chống táo bón
Hàm lượng chất xơ, hàm lượng dầu trong hạt vừng đen rất cao, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn vừng đen thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình bài tiết của đường ruột, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón. Đối với một số người hay gặp tình trạng táo bón, có thể bổ sung vừng đen vào chế độ ăn uống của mình.