Trồng người

4 thói quen thuở nhỏ giúp con thành công ở tương lai nhưng ít cha mẹ để ý rèn giũa

10/09/2024 06:10

Việc nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài không thể trong ngày một ngày hai mà cần cả quá trình rèn luyện.

Nhà tâm lý học người Mỹ William James đã nói: "Gieo một hành động gặt một thói quen; gieo một thói quen gặt một tính cách; gieo một tính cách gặt một số phận". Để đạt được sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống.

Cha mẹ thông thái sẽ không để lại nhiều bất động sản hay tiền tiết kiệm cho con cái, mà dạy chúng bằng lời răn dạy gương mẫu, rèn luyện thói quen quý giá nhất từ khi còn nhỏ.

1. Giúp trẻ xây dựng khái niệm thời gian

Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con họ thường xuyên thức khuya khiến ngày hôm sau không dậy sớm đi học được. Trẻ đi học trễ và bị giáo viên phê bình. Tình trạng diễn ra do trẻ chưa có khái niệm về thời gian và thói quen sinh hoạt hợp lý.

Những đứa trẻ này thường trì hoãn công việc bằng nhiều lý do không thỏa đáng. Chúng cũng không có kế hoạch rõ ràng, dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá. Cách giải quyết tình trạng này không khó.

Cha mẹ hãy trau dồi quan niệm, nhận thức về thời gian bằng việc mua cho con chiếc đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ đeo tay. Trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của thời gian. Dần dần chúng sẽ hình thành thói quen đến đúng giờ, tôn trọng thời gian của người khác.

Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn con lên kế hoạch, thời khóa biểu chi tiết. Chẳng hạn hãy lập bảng quy định: Con cần dậy lúc 6h30 để không bị muộn học; buổi tối phải chuẩn bị sách vở, đồ dùng cho ngày hôm sau,… Nếu không thực hiện nghiêm túc, con phải chịu hình thức kỷ luật.

Cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức về khái niệm thời gian từ những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống. Nhờ đó, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt, làm công việc thường ngày mà không cần thúc giục. Đồng thời, điều này giúp trẻ sửa những thói quen xấu như: Trì hoãn, không đúng giờ, làm việc không có kế hoạch,…

Cha mẹ cần hướng dẫn con lên kế hoạch, thời khóa biểu chi tiết. Ảnh minh họa

Cha mẹ cần hướng dẫn con lên kế hoạch, thời khóa biểu chi tiết. Ảnh minh họa

2. Rèn tính kỷ luật

Một nghiên cứu dài gần 40 năm được thực hiện bởi 3 ĐH hàng đầu thế giới gồm ĐH King's College, Anh, ĐH DuKe, Mỹ và ĐH Dunedin, New Zealand đã cho thấy những đứa trẻ nào đã được phát triển tính kỷ luật từ nhỏ sẽ có sự nghiệp thành công ở độ tuổi 38.

Mỗi đứa trẻ đều có sự phát triển và hình thành tính kỷ luật rất sớm và mạnh mẽ trong 6 năm đầu đời vì nó là một phần phát triển tự nhiên giúp trẻ học hỏi và gia tăng sự tập trung. Tùy vào cách giáo dục của cha mẹ trước 6 tuổi mà liệu trẻ có trở nên buông thả hay kỷ luật sau đó. Ví dụ, trẻ luôn được làm thay khi gặp khó khăn thì tính kỷ luật khó được phát triển trong độ tuổi này.

Những điều cha mẹ nên làm để duy trì tính kỷ luật cho trẻ:

- Cố gắng làm những công việc sau thành 1 nếp nhất định.

Có 3 việc cần làm thành nếp như việc ăn, việc ngủ và việc đọc sách. Nói đến nếp thì nó phải là nếp thực sự. Dù có ngoại lệ như đi du lịch, về thăm ông bà,... nhưng khi trở lại cuộc sống cũ thì nó phải quay trở lại.

Chia thời gian cụ thể khi nào ăn, khi nào đến giờ cả nhà sẽ đi ngủ và khi nào đọc sách cho trẻ. Quản lý các yếu tố như liệu thiết bị điện tử có tắt khi bắt đầu đến giờ ngủ, TV ở phòng ăn liệu có tắt khi ăn.

- Cùng trẻ giải quyết khó khăn khi cần, chứ đừng làm thay trẻ.

- Cho trẻ biết là phải biết chấp nhận sự nhận xét.

Chúng ta thường quá thiên lệch sự nhận xét 1 ai, thường chỉ nhận xét tốt hay khen khi làm tốt, nhưng ngại nhận xét phê bình khi làm sai. Cái này không tốt cho họ chút nào, đặc biệt con cái chúng ta. Làm vậy, chúng ta vô tình chỉ khen, 1 ngày nào đó bạn không kiềm được mà chê thì làm đứa trẻ cảm thấy nặng nề và khó chịu. Nhận xét là có tốt có xấu, có khen khi làm tốt, có phê bình khi làm chưa tốt. Trẻ con từ nhỏ cần được cho nhận xét công bằng như vậy.

Tại sao nó quan trọng? Bởi vì khi đó đứa trẻ chấp nhận lời nhận xét như 1 công cụ để sửa chữa và cố gắng phát huy. Công cụ này gọi là động lực. Còn chỉ khen nhưng ít chê, một khi chê công cụ này gọi là xem thường.

3. Giúp trẻ không sợ mắc sai lầm

Trước khi đạt tới thành công, mỗi chúng ta đều phải nỗ lực và cố gắng không ngừng. Càng lùi bước càng thể hiện bản thân yếu kém. Việc mạnh mẽ vượt qua chông gai, thách thức mới có thể nhìn thấy những điều tươi đẹp.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió", không thể tránh khỏi những thời điểm khó khăn.

Việc cha mẹ cần làm là rèn luyện cho trẻ tinh thần không sợ mắc sai lầm và luôn dũng cảm vượt qua thách thức.

Chẳng hạn nhiều đứa trẻ ngại giao tiếp khiến chúng có ít bạn, khó hòa nhập với môi trường học tập. Cha mẹ hãy khuyến khích con mạnh dạn nói chuyện, bày tỏ quan điểm, tham gia hoạt động chung. Dần dần con sẽ trở nên tự tin, dũng cảm, hoạt ngôn hơn.

Và cha mẹ hãy nói với con rằng: "Chỉ cần bản thân muốn thử, ắt mọi điều đều có thể làm được".

Thực ra, việc mắc lỗi không có gì là ghê gớm. Ngay cả người lớn cũng mắc lỗi thường xuyên. Vì vậy, cha mẹ không nên quá khắt khe với trẻ.

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ cần bình tĩnh phân tích vấn đề cho trẻ hiểu. Sau đó hãy đưa ra một vài lời khuyên hữu ích.

Hãy hun đúc cho trẻ bản lĩnh vững vàng, dám đối mặt trước thách thức, dám chấp nhận thất bại để rút ra bài học quý giá.

Mỗi một lần thất bại là một lần giúp trẻ trưởng thành, hoàn thiện bản thân hơn. Trẻ cũng học được cách sống có trách nhiệm với sự lựa chọn của chính mình.

Việc cha mẹ cần làm là rèn luyện cho trẻ tinh thần không sợ mắc sai lầm và luôn dũng cảm vượt qua thách thức. Ảnh minh họa

Việc cha mẹ cần làm là rèn luyện cho trẻ tinh thần không sợ mắc sai lầm và luôn dũng cảm vượt qua thách thức. Ảnh minh họa

4. Sống gọn gàng

Woody Allen, đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, đã chia sẽ: "Tôi may mắn được cha mẹ dạy tôi sự ngăn nắp từ nhỏ, điều mà đã quyết định 80% sự thành công của tôi".

Thực vậy, một nghiên cứu dài hơn 80 năm được dẫn đầu bởi các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard đã tiết lộ rằng: Thành công trong sự nghiệp đến từ thói quen làm việc nhà khi còn nhỏ.

Khi trẻ được dạy và hướng dẫn để có trách nhiệm với các công việc phù hợp trong gia đình càng sớm thì tại thời điểm đó não bộ của trẻ sẽ hoạt động để bắt đầu đáp ứng với các tình huống như sắp xếp thời gian để làm, tìm giải pháp nếu công việc khó, hiểu sự vất vả, thông cảm...

Nói chung, não bộ luôn ở tư thế sẵn sàng và luôn giúp trẻ nhận ra điều tất yếu trong cuộc sống là cống hiến và làm việc. Nó là động lực thúc đẩy trẻ xông xáo vào công việc, dù khó.

Do đó, bạn có thể đưa ra quy định trong từng khu vực, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên cũng như yêu cầu cụ thể khi thực hiện.

Ví dụ như bố mẹ và trẻ sẽ cùng tổng vệ sinh vào mỗi cuối tuần, trẻ sẽ gom tất cả bao gối dơ bỏ vào sọt, mẹ vệ sinh chăn, ga, còn bố lau nhà và trồng cây.

Mỗi thành viên trong gia đình đều phải 10 phút mỗi ngày để dọn dẹp khu vực của riêng người đó.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 thói quen thuở nhỏ giúp con thành công ở tương lai nhưng ít cha mẹ để ý rèn giũa