Nếu con bạn cố gắng hết sức để thu hút sự chú ý của cha mẹ nhưng bạn vẫn phớt lờ con, trẻ sẽ trở nên tức giận.
Bạn bảo con đi đông, nó sẽ đi tây. Bạn bảo con đừng nghịch ngợm, nó sẽ tiếp tục gây rắc rối. Bạn bảo con làm bài tập nhanh lên, nó sẽ nằm ì ra trên ghế sofa.
Lúc này, bạn cảm thấy như đang tham gia vào một cuộc giằng co với con mình, bạn nhượng bộ thì con thắng, bạn dùng quyền lực để ép con vâng lời thì bạn thắng. Cách làm này sẽ khiến bạn trở nên kiệt sức và bất lực.
Ví dụ: Bạn hỏi con "bây giờ đã muộn rồi, mẹ muốn biết khi nào con bắt đầu làm bài tập về nhà".
Đứa trẻ đáp: "8h ạ".
Sau đó, bạn nên nói thêm: "Được rồi, 10p trước khi tới 8h, mẹ sẽ nhắc con lần cuối".
Nếu đến 8 giờ trẻ vẫn không có ý định di chuyển, bạn có thể khéo léo nhắc con: "Đã đến giờ, con nên làm bài tập về nhà". Sau đó, bạn nhẹ nhàng tắt TV, cất đồ chơi, cất điện thoại rồi nắm tay con bước về phía bàn học.
Nói ít và làm nhiều có thể tránh được nhiều cuộc tranh giành quyền lực giữa cha mẹ và con cái.
Nếu trong giai đoạn tranh giành quyền lực, cha mẹ đã dùng uy quyền để trấn áp trẻ, bắt trẻ nghe lời bằng cách đánh đập, mắng mỏ. Đứa trẻ sẽ tích tụ nhiều sự tức giận, sau đó bước vào giai đoạn thứ 4 - trả thù.
Ở giai đoạn này, mục tiêu của trẻ là: "Mẹ càng ghét điều gì, con sẽ càng làm điều đó".
Nếu chửi thề là điều bạn ghét nhất, trẻ sẽ cố tình văng tục, thỉnh thoảng chửi thề vài câu cho mẹ nghe thấy. Nếu cha mẹ ghét con đi chơi về khuya, trẻ sẽ cố tình về muộn.
Trong giai đoạn này, trọng tâm chính của trẻ là "làm cha mẹ nổi điên". Dù cha mẹ có đánh mắng như thế nào cũng không có tác dụng, trẻ càng lì lợm. Lúc này, cha mẹ cần tìm đến sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp.
Giai đoạn thứ 4 khiến cha mẹ bất lực nhưng đó không phải là rắc rối nhất. Khó khăn nhất là giai đoạn thứ 5 - chứng tỏ sự kém cỏi.
Khi một đứa trẻ không thể tìm thấy giá trị và ý nghĩa của sự tồn tại, chúng sẽ từ bỏ chính mình. Trẻ cảm thấy mình vô dụng và sẽ nói với cha mẹ rằng: "Ba mẹ đừng có đặt hy vọng vào con, con không làm được".
Không có bất kỳ sự tích cực nào trong tính cách của trẻ, câu cửa miệng của trẻ có thể là "để con yên". Nhìn con như vậy, cha mẹ chỉ biết lắc đầu buồn bã.
Tất nhiên, rất ít trẻ đạt tới mức độ này trừ khi mối quan hệ gia đình thực sự rất tệ. Hầu hết trẻ em sẽ ở giai đoạn thứ 3, tranh giành quyền lực với cha mẹ.
Muốn con sống vui vẻ, không bị tổn thương tâm lý nhiều thì ngay từ giai đoạn đầu, cha mẹ phải thay đổi phương pháp nuôi dạy con kịp thời, sử dụng những cách giao tiếp nhẹ nhàng, để đồng hành cùng sự trưởng thành của con.