Trẻ đi bị ngã, "Đánh mặt đất này, làm cho con ngã";
Trẻ vô tình đập đầu vào bàn, "Cái bàn hư, đập vào đầu con";
Trẻ chơi đồ chơi chán chê, "Chẳng vui, ngày mai mua mới cho con";
Một số gia đình xuất hiện tình trạng dù xảy ra bất cứ chuyện gì thì cha mẹ cũng luôn đùn đẩy trách nhiệm, không hướng dẫn trẻ phản tỉnh về hành động của mình. Lần sau trẻ ngã lại đợi cha mẹ đến nâng đỡ, rồi cha mẹ lại "oán trời oán đất oán không khí"
* Ảnh hưởng của việc đùn đẩy trách nhiệm đến trẻ:
① Không có trách nhiệm, không gánh vác, không chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
② Không tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần, khi lớn lên gặp bất kỳ chuyện không vui nào, cũng đổ lỗi cho người khác. Phát triển tâm lý không khoan dung và báo thù.
③ Kiêu ngạo tự đại. Gặp chuyện đầu tiên nghĩ đến là đùn đẩy trách nhiệm, không chịu nhận các lời chỉ trích và thất bại trên con đường phát triển.
Thứ tư: Phá hỏng sự tập trung của trẻ
Khi trẻ chơi đồ chơi say sưa: "Cách chơi của con không vui, nhìn cách mẹ chơi này";
Khi trẻ đang tập trung với một món đồ: "Ở đây còn nhiều đồ chơi lắm, mẹ lấy cho con, cứ chơi hết đi";
Khi trẻ đang xem sách tranh: "Bé yêu, dâu tây mẹ vừa rửa sạch rồi, ăn một quả đã rồi đọc tiếp";
Khi trẻ đang tập trung ghép hình khối: "Cái con ghép sai rồi, phải ghép vào đó, nhìn này, đúng không nào";
Khi trẻ đang tập trung, đắm chìm, chơi đồ chơi hoặc làm một việc gì đó thì đừng làm phiền, đừng lúc nào cũng quan tâm, chỉ trỏ, hỏi hết thứ này đến thứ khác. Một quả dâu tây, một câu hỏi đều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ suốt đời!
Sự tập trung của trẻ như một cốc nước, bị phá vỡ một lần sẽ vơi bớt một chút, dần dần sẽ cạn khô.
* Ảnh hưởng của việc phá hỏng sự tập trung đến trẻ:
① Sự tập trung của trẻ một khi bị phá hỏng, khả năng ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ sẽ không liên tục.
② Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Trẻ không tập trung sẽ dễ có biến động cảm xúc. Ví dụ như dễ nổi giận, dễ gây xung đột với người khác.
③ Ảnh hưởng đến thành tích học tập. Trẻ thiếu tập trung sẽ không thể chú ý theo kịp bài giảng, làm bài cẩu thả, qua thời gian học tập sẽ bị ảnh hưởng xấu.
④ Tự ti. Trẻ không tập trung lâu dài sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên và phụ huynh giao kịp thời, tự tin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể bắt đầu xuất hiện tình cảm tiêu cực như mất mát, nhút nhát, tự ti.
Thứ năm: Không cho phép bất cứ điều gì
Ra ngoài chơi nhặt một chiếc lá cây: "Đừng nhặt, bẩn lắm";
Ở nhà nằm bò trên đất chơi: "Đừng bò lung tung";
Nhìn thấy thứ gì đó tò mò: "Đừng sờ lung tung, có vi khuẩn";
Tóm lại là không cho phép cái gì cả, không cho chơi ở đâu, không cho chạm vào cái gì, không cho trẻ thử nghiệm bất cứ điều gì. Có thể trẻ sẽ mắc lỗi, nhưng phụ huynh nên cho phép trẻ thử những điều mới lạ trong tình huống an toàn.
* Ảnh hưởng của việc không cho phép bất cứ điều gì đến trẻ:
① Phá hủy lòng hiếu kỳ và trí tưởng tượng của trẻ.
② Rối loạn xúc giác, ngăn cản trẻ thử nghiệm cảm nhận vật thể, làm xúc giác trở nên nhạy cảm.
③ Dập tắt lòng hiếu kỳ, cũng như tinh thần mạo hiểm và sáng tạo.
④ Trẻ trở nên nhút nhát và không đủ can đảm, là do quá nhiều hạn chế đối với trẻ gây ra.