6 bài học về đạo đức cha mẹ cần dạy con ngay từ nhỏ

Phạm Hoa - Việt Anh | 07/12/2023, 08:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái hết mực, tuy nhiên tình yêu thương đó phải được thể hiện đúng cách để trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Xin lỗi, cảm ơn không chỉ là một giá trị đạo đức mà còn là một phép xã giao cơ bản mà các bé cần được dạy dỗ. Hãy cho bé hiểu việc xin lỗi không chỉ là lời thú nhận khi mình làm điều gì sai trái mà còn có ý nghĩa thể hiện sự ăn năn, xin được tha thứ.

Bên cạnh đó, hãy dạy bé "hào phóng" với lời cảm ơn. Khi được ai đó giúp đỡ, bé cần biết nói lời cảm ơn. Hiểu được như thế chắc chắn bé sẽ trở thành người lễ phép khi trưởng thành.

Biết giúp đỡ người khác

Bé hay có thói quen tập làm theo, nếu bé được chứng kiến bố mẹ hay những người xung quanh thường xuyên có hành động giúp đỡ người khác thì bé cũng sẽ định hình trong đầu được điều đó. Đồng thời hãy nhờ bé giúp những việc bé có thể làm được như quét nhà, dọn mâm cơm, lau bàn ghế,… và có lời khen động viên khi bé hoàn thành tốt công việc để lần sau bé phát huy.

Biết phân biệt đúng – sai

Trên tất cả các lĩnh vực mà bé được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày, hãy cho bé biết việc nói dối, giấu giếm là sai và thừa nhận sai phạm của mình là đúng; đánh bạn là sai, giúp đỡ bạn là đúng,… dần dần sẽ góp phần định hình tốt tính cách của bé sau này, bé sẽ biết bảo vệ cái đúng và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái trong cuộc sống.

Không làm tổn thương người khác

Hãy giải thích cho bé hiểu thế nào là làm tổn thương người khác, đó có thể là tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, ví dụ như bé không nghe lời bố mẹ khiến bố mẹ buồn lòng hay việc bé đánh bạn học cùng lớp cũng đều là những hành động gây tổn thương cho người khác. Đồng thời dạy cho bé phải nói lời xin lỗi khi có hành động làm người khác tổn thương.

Những giá trị đạo đức này đòi hỏi bố mẹ phải kiên trì dạy bảo bé từ từ chứ không thể có kết quả trong ngày một, ngày hai được, đặc biệt cách dạy bảo bé tốt nhất là động viên, chia sẻ, tâm tình với bé để bé cảm nhận và thấu hiểu được vấn đề, việc bạn la mắng và áp đặt cho bé chỉ khiến bé sợ hãi và làm theo một cách gượng ép.

Bài liên quan
Giúp bé tìm hiểu khoa học từ tiếp xúc thực tế
(GDTĐ) - Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non, cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có cơ hội mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 bài học về đạo đức cha mẹ cần dạy con ngay từ nhỏ