Giúp bé tìm hiểu khoa học từ tiếp xúc thực tế

Phạm Hoa - Việt Anh | 06/12/2023, 10:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Để kích thích sự phát triển của trẻ mầm non, cách tốt nhất là cho trẻ tiếp xúc với thực tế thật nhiều để trẻ có cơ hội mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.

Khoa học khơi dậy tính ham học hỏi, khám phá ở trẻ. Trẻ không thích chỉ được đứng ngoài “quan sát và lắng nghe”, vì vậy hãy để trẻ tự khám phá hơn là được dạy, bởi việc tự động não suy nghĩ sẽ làm trẻ ghi dấu ấn sâu hơn, tự giác khởi xướng làm những gì mình thích.

Có rất nhiều thứ xung quanh, bạn có thể chỉ cho bé xem, từ đó giải thích để bé hiểu trên cơ sở khoa học. Dưới đây là một số mô hình, bạn có thể áp dụng cho trẻ.

image.png
Trường mầm non Đồng Thịnh huyện Yên Lập giáo dục trẻ tìm hiểu khoa học qua trồng cây, gieo hạt

Cây cối

Bạn có thể mua những túi hạt cây hoặc rau và sau đó cùng bé gieo hạt và quan sát xem chúng lớn như thế nào. Qua cách này, bé sẽ biết tên của nhiều loại cây và hoa khác nhau, biết tiết kiệm thức ăn thừa để làm phân bón cây, quan sát những nụ hoa khi chúng nở. Bé cũng có thể giúp bạn chăm sóc cây và vườn hoa.

Thời tiết

Bạn có thể dạy bé về những kiểu thời tiết khác nhau bằng cách chỉ cho con xem những bản tin dự báo thời tiết trên TV hoặc báo, xem bản đồ có ghi chú thời tiết các khu vực, so sánh những vùng khí hậu khác nhau. Bạn cũng có thể hướng dẫn bé quan sát bầu trời vào các thời điểm khác nhau trong ngày, cho bé chơi diều, ngắm cầu vồng, quan sát hiện tượng sấm chớp…

tre-mam-non-tim-hieu-khoa-hoc-2.jpg
Trường mầm non Đồng Thịnh huyện Yên Lập giáo dục trẻ cách sáng tạo

Đặc tính vật lý và hóa học

Bạn có thể cùng con làm những thí nghiệm đơn giản như: cái gì sẽ chìm hoặc nổi trong một chậu nước, đặc điểm tự nhiên của chúng là gì và phân loại chúng, quan sát xem sau bao lâu thì đá tan thành nước, cân bằng đồ vật trên ván bập bênh, cách dùng đòn bẩy…

Bé cũng sẽ học được cách phân biệt các vị khi nếm thử từng loại thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể dạy bé cách tạo bong bóng bằng xà phòng, đồng thời giải thích cho bé biết tại sao cho nước vào xà phòng thì xà phòng nóng lên… Chỉ cần dùng những câu chữ đơn giản với những sự việc diễn ra ra thường ngày là bé có thể nhanh chóng nắm bắt kho kiến thức này.

Trái đất và vũ trụ

Bạn có thể dạy bé tên những vật liệu khác nhau để xây nhà, cách đọc bản đồ hay cùng trẻ làm những mô hình ô tô, máy bay. Bạn có thể mua những mô hình quả địa cầu, mặt trời, mặt trăng… để chỉ cho bé biết được hình dạng của trái đất, của các hành tinh, rồi cho bé quan sát cách chuyển động của nó…

Trên ti vi có rất nhiều chương trình khám phá khoa học, nói về trái đất và vũ trụ… bạn có thể dành thời gian cùng bé xem và giúp đỡ bé khi mà bé thắc mắc.

Năng lượng

Bạn hãy để bé thử tắt, bật các đồ điện trong nhà rồi quan sát xem đồng hồ điện thay đổi như thế nào, chỉ cho bé cách tái chế kim loại, giấy, dẫn bé đi thăm một khu chuyên tái chế, dạy bé cách sử dụng các đồ điện trong bếp, phòng tắm và xưởng làm việc. Ngoài ra, bạn cứ để bé tháo rời những đồ dùng đã hỏng, tìm xem mọi vật hoạt động như thế nào hay một quả bóng sẽ lăn được bao xa…

Bài liên quan
Đẩy mạnh truyền thông chính sách về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang đề nghị các đơn vị của Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách, hoạt động xây dựng thể chế, pháp luật, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung Luật KH&CN, các đạo luật chuyên ngành, các chính sách mới về KHCN và đổi mới sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp bé tìm hiểu khoa học từ tiếp xúc thực tế