3. Thường giành ăn món mình thích mà không có ý thức chia sẻ
Một số trẻ khi ăn luôn thích ăn đồ ăn yêu thích của mình và có thái độ sở hữu, không muốn san sẻ đồ ăn cho người khác, dù đó là bố mẹ hay anh chị trong gia đình. Bất kể cha mẹ và người lớn trên bàn thích ăn món gì, chỉ cần là món trẻ thích, người khác sẽ không được động vào.
Nếu con bạn cũng có hành vi tương tự, hãy nhanh chóng giúp trẻ thay đổi thói quen này. Bởi đây là biểu hiện của EQ kém ở trẻ.
Thói quen giữ "khư khư" đồ ăn của mình ở trẻ là hành vi ích kỷ. Những đứa trẻ có thói quen này từ nhỏ đã không có ý thức chia sẻ. Nếu không sớm thay đổi lớn lên sẽ hình thành ý thức độc chiếm trong mọi việc, không muốn chia sẻ, hợp tác với mọi người. Người như vậy sẽ khó thành công trong tương lai, thường xuyên gặp khó khăn trong công việc cũng như chuyện tình cảm.
Vì vậy, bố mẹ đừng nên quá nuông chiều con mà dung túng cho trẻ. Thay vào đó hãy giúp con cái sửa đổi càng sớm càng tốt.
Khuyến khích trẻ phát triển những thói quen xấu sẽ hình thành chỉ số EQ thấp. Ảnh minh hoạ
4. Không tôn trọng bố mẹ, người lớn tuổi - "Con muốn ăn cái đó, mẹ phải nhường cho con"
Các nước ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất tôn trọng lễ nghi, hầu hết từ nhỏ chúng ta đều được bố mẹ dạy phải biết tôn trọng người lớn tuổi trong gia đình, đặc biệt trong việc ăn uống. Thông thường, cả gia đình phải đợi đến khi người lớn tuổi nhất cầm đũa trước thì mọi người mới bắt đầu ăn.
Tuy nhiên thời hiện đại ngày nay, một số phụ huynh vì nuông chiều con nên đôi khi phớt lờ quan niệm giáo dục này. Dẫn đến việc, nhiều trẻ không cần phải mời người lớn, cũng chẳng cần phải đợi mọi người đông đủ vào bàn thì đã tùy tiện ăn uống. Thói quen này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn bố mẹ nghĩ.
Khi trưởng thành đi làm, nếu để lại cho người khác ấn tượng đầu tiên không tốt sẽ rất khó tồn tại được lâu dài về sau, thậm chí còn có thể bị xem là EQ kém.
5. Chọn lựa nhiều lần
Một cô gái kể, có lần cô ấy mời một người bạn cùng khóa về nhà ăn cơm. Sau khi ăn xong, ai về nhà nấy thì bố cô ấy mới nói: "Loại bạn học này, sau này ít tiếp xúc sẽ tốt hơn."
Bạn gái tôi không hiểu, hỏi bố tại sao. Thật bất ngờ, bố lại hỏi ngược lại cô một câu, khiến cô rất kinh ngạc: "Người bạn này của con có phải trong lớp không có bạn hay không?".
Cô ấy hỏi bố làm sao mà bố biết được? Bố liền nói, ông có thể nhìn thấy rõ điều đó trên bàn ăn vừa rồi.
Mới vào bữa ăn, cô bạn cùng lớp này lập tức nhặt và chọn lựa các món ăn: cô lật tới lật lui các lát thịt bò, sau đó lựa những lát to để ăn; cô cũng lật cá hấp hết lần này đến lần khác, sau đó chọn phần thịt đẹp nhất để ăn, để lại một mớ thịt cặn bã lộn xộn trên đĩa; đối với món thịt xào rau cũng vậy, sau một hồi chọn lựa, trộn tới trộn lui, cô ấy cũng gắp hết phần thịt, chỉ chừa lại một đĩa toàn là rau ở lại.
Cực khổ, bỏ biết bao nhiêu tâm tư để làm ra một bữa ăn, thế mà bạn lại lựa tới lựa lui, lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy thì làm sao người khác có thể ăn được nữa? Điều quan trọng là cô bạn cùng khóa này không những không nhận thức được hành vi vô duyên của mình, mà còn không biết xấu hổ mở miệng nói "lần sau lại đến".
Những đứa trẻ thích trộn các món ăn để lựa tới lựa lui trên bàn cũng có EQ rất thấp, làm mọi thứ mà không nghĩ đến cảm xúc của người khác, chỉ biết đến hạnh phúc của chính mình. Những người này khi trưởng thành thường mang lại rắc rối cho mọi người xung quanh mà không hề hay biết, khiến mọi người chán ghét.
Trẻ thể hiện thái độ đòi hỏi, không tôn trọng cha mẹ, lớn lên đứa trẻ sẽ dễ trở thành người hay đòi hỏi, không biết bằng lòng với những gì mình đang có. Ảnh minh hoạ
6. Muốn được "phục vụ" trong bữa ăn
Hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ em tuy đã lớn nhưng vẫn được bố mẹ chăm sóc, phục vụ tận miệng khi ăn. Thậm chí, nhiều trẻ phải có người đút cơm mới chịu ăn, cứ thế giờ cơm mỗi ngày đều kéo dài đến cả tiếng.
Nhiều bố mẹ vì bận rộn, muốn con ăn nhanh nên cũng đút cơm hộ vì nghĩ làm vậy cho đỡ tốn thời gian. Thế nhưng, chính việc làm này của bố mẹ lại đang vô tình hình thành nên thói quen ỷ lại vào sự chăm sóc của bố mẹ ở trẻ. Nếu không sớm thay đổi, trẻ khó học được cách sống tự lập sau này, sẽ khó có tương lai sáng lạn.
Nếu phát hiện con mình từng có 1 trong 3 thói quen xấu tương tự như trên, cha mẹ nên kịp thời hướng dẫn để con sửa chữa. Sự phát triển và trí tuệ cảm xúc của trẻ không thể tách rời khỏi những hướng dẫn của cha mẹ. Ngay từ những thói quen tưởng như rất nhỏ cũng cần chú ý và điều chỉnh, vì nó liên quan đến chỉ số EQ của mỗi đứa trẻ.