Các tác giả đã sử dụng hạt lanh, loại thực phẩm giàu lignan nhất, để phục vụ nghiên cứu.
"Chúng tôi đã tìm thấy mối tương quan giữa chế độ ăn giàu hạt lanh, thành phần vi sinh vật trong manh tràng và cấu hình miRNA trong tuyến vú, điều chỉnh nhiều con đường" - PGS-TS Jennifer Auchtung từ Đại học Nebraska - Lincoln (Mỹ), tác giả chính, cho biết.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy lignan từ dầu hạt lanh giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa vi sinh vật đường ruột và miRNA theo hướng không gây ung thư.
Vì vậy, phát hiện này cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột nên là mục tiêu mới trong các nghiên cứu nhằm ngăn ngừa ung thư vú, thông qua can thiệp vào chế độ ăn uống.
Theo thống kê toàn cầu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2020, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới với 2,26 triệu ca mới chỉ trong 1 năm, vượt qua cả ung thư phổi (2,21 triệu ca) và ung thư ruột (tức ung thư đại trực tràng, 1,92 triệu ca).
Đa số bệnh nhân ung thư vú là phụ nữ, chỉ khoảng 0,5-1% các ca ung thư vú xảy ra ở nam giới. Ngoài ra, căn bệnh này còn là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 trong bệnh ung thư, sau ung thư phổi, ruột, gan và dạ dày.
7 gợi ý ngừa ung thư vú Tờ Healthline điểm mặt 7 nguồn bổ sung lignan tự nhiên, trong đó hạt lanh và hạt mè nổi bật nhất với hàm lượng gấp hàng chục lần các thực vật khác: 1. Hạt lanh: 85,5 mg lignan trong 1 ounce (28g). 2. Hạt mè: 11,5 mg/28 g. 3. Cải xoăn: 0,8 mg/28 g. 4. Súp lơ: 0,6 mg/28 g. 5. Trái mơ: 0,4 mg/28 g. 6. Cải Brussels: 0,3 mg/28 g. 7. Trái dâu: 0,2 mg/28 g. |