Một số cha mẹ dùng điện thoại khi đang ăn, khi đi vệ sinh, khi nằm trên giường ngủ, khi con cái đang làm bài tập về nhà, khi đang chơi với con... Đừng trách con cái nghiện điện thoại khi bản thân cha mẹ cũng là người không thể rời chiếc điện thoại trong tay.
Cha mẹ muốn quản lý con cái, trước tiên phải kiểm soát được chính mình. Ngày thường, cha mẹ không mang các sản phẩm điện tử lên giường ngủ, không "kè kè" mọi lúc mọi nơi, thay vào đó giới hạn thời gian sử dụng khi ở nhà và chỉ dùng ở phòng khách.
5. Tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày
Yang Xia, chuyên gia tâm lý tại Trường Cao đẳng Y tế Liên minh Bắc Kinh, Trung Quốc đã điều trị cho hơn 100.000 trẻ em có vấn đề trong 30 năm qua và nhận thấy rằng: "Nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều trẻ kém tập trung, trì hoãn và không thích học tập là do thiếu vận động và lao động".
Dù bận rộn đến đâu trong công việc, cha mẹ cũng không nên bỏ qua tầm quan trọng của việc cho con đi tập thể dục.
Đối với trẻ ở bậc tiểu học, cha mẹ có thể cùng con ra ngoài chạy bộ, bơi lội hoặc tham gia một số môn thể thao đối kháng đơn giản như chơi bóng bàn, cầu lông...
Đối với trẻ đang học cấp 2 và cấp 3, phụ huynh có thể lựa chọn bóng đá, bóng rổ, bơi lội… tùy theo sở thích của con.
6. Giải quyết mâu thuẫn dứt điểm, không để qua đêm
Trong một gia đình, cha mẹ và con cái không thể tránh khỏi có những lúc xảy ra mâu thuẫn. Điều quan trọng nhất là dù vấn đề nhỏ hay lớn cũng phải giải quyết ngay trong dài, không thể để qua đêm, càng tối kỵ hơn là nhắc đi nhắc lại chuyện đó sau này.
Trong cuộc sống, điều con cái cần nhận ra là không phải việc tranh cãi để xem ai đúng ai sai, đặc biệt gia đình không phải là đấu trường. Nếu để cha mẹ và con cái ôm nỗi uất ức và tức giận qua đêm, không giải quyết những mâu thuẫn cũ, gia đình sẽ không vui vẻ và luôn trong tình trạng căng thẳng.
7. Nếu làm sai phải biết nhận lỗi
Nhà văn Mark Twain có một quy tắc gia đình: "Nếu con mắc lỗi, chúng phải bị trừng phạt tương ứng. Con có thể tự đề xuất hình phạt cho mình và tuân thủ nếu được sự đồng ý của cả gia đình".
Một ngày nọ, vợ chồng Mark Twain đang chuẩn bị đưa các con đi du lịch đến một trang trại gần đó, không ngờ trước khi khởi hành, cô con gái lớn đã cãi nhau với em gái rồi đánh nhau.
Cô con gái lớn nhanh chóng nhận ra sự bốc đồng của mìn, chủ động thừa nhận sai lầm của mình với bố mẹ. Theo quy định của gia đình, con gái lớn phải nhận hình phạt.
Sau khi do dự hồi lâu, cuối cùng nói xin lỗi và nói hôm nay sẽ ở nhà, chấp nhận không đi du lịch dù chuyến đi này mình đã mong đợi từ rất lâu.
Mark Twain cảm thấy có lỗi với cô con gái lớn và khuyên con gái có thể chọn hình phạt khác.
Nhưng cô bé nói: "Con phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, để con luôn ghi nhớ những lỗi lầm đã gây ra".
Dạy trẻ xin lỗi kịp thời khi làm sai, giao tiếp hiệu quả với người khác để trẻ trở thành người có trách nhiệm và được mọi người yêu mến sau này.
8. Họp gia đình thường xuyên
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống như thế này chưa?
Đôi khi, con cái có thái độ xa cách với chuyện của mình, dù cha mẹ có giận dữ đến thế nào thì chúng vẫn thờ ơ?
Cuốn sách Kỷ Luật Tích Cực có nhắc đến một câu chuyện như vậy:
Có một thời gian, các con của bác sĩ Jane Nelson cứ ném đồ chơi khắp nơi. Ngay cả khi bác sĩ ra lệnh nhiều lần, bọn trẻ vẫn chứng nào tật nấy. Cuối cùng, vị bác sĩ này quyết định tổ chức họp gia đình, xem xét cùng nhau để giải quyết tình trạng này.
Không ngờ sau cuộc họp, bọn trẻ lại vui vẻ chấp nhận những quy tắc được đưa ra sau khi thảo luận, chúng không những biết kiềm chế bản thân mà còn giám sát người khác.
Cha mẹ có thể tổ chức một cuộc họp gia đình vào các ngày trong tuần, đưa ra các vấn đề cần giải quyết, thống nhất và tuân thủ làm.