Người mẹ có sức khoẻ tốt trong suốt thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như sinh non, ảnh hưởng đến não của em bé.
2. Giải quyết nhu cầu của trẻ
Dựa trên tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow. Ở dưới cùng của tháp là thức ăn, nước uống, sự ấm áp, nghỉ ngơi. Trên đỉnh tháp là nhu cầu thể hiện bản thân.
Điều này cũng áp dụng cho một đứa trẻ. Để đạt được sự phát triển tối ưu, trẻ cần được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ...
3. Chơi đùa cùng trẻ
Cha mẹ dành thời gian chơi đùa với con có thể củng cố và xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Chơi đùa cùng nhau sẽ mang đến cơ hội thực hành các kỹ năng quan trọng về cảm xúc xã hội, giao tiếp và nhận thức của trẻ.
4. Chú trọng giấc ngủ ngon
Giấc ngủ rất quan trọng ở mọi lứa tuổi, nó đặc biệt cần thiết ở trẻ sơ sinh khi não bộ của chúng đang phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời.
5. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Trong năm đầu đời, phần lớn chất dinh dưỡng đó sẽ đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ chuyển sang thức ăn đặc, bữa ăn của trẻ cần nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
6. Đọc sách cùng nhau
Khi trẻ còn nhỏ, việc đọc sách cho con nghe mang lại nhiều lợi ích. Một trong số đó là nó sẽ thiết lập thói quen mẹ con cùng nhau đọc sách từ nhỏ.
Sách mang lại cơ hội học ngôn ngữ, cơ hội gắn kết với cha mẹ và tiếp xúc với những thứ mà trẻ có thể không thể nhìn thấy. Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái là một phần quan trọng khiến sách có giá trị về mặt giáo dục. Hãy cân nhắc việc kết hợp sách với những cái ôm, bài hát và sự vui vẻ để giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.
7. Trò chuyện
Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với con cái sẽ giúp tăng vốn từ vựng, khả năng lý luận và hiểu các con số của trẻ lên nhiều. Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên hát cùng nhau, sử dụng âm nhạc như một hình thức ngôn ngữ khác. Điều này cũng liên quan đến sự phát triển trí não.
8. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Nhiều nghiên cứu đã liên kết thời gian sử dụng thiết bị ở trẻ nhỏ với tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não. Do đó, Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) vào năm 2016 đã khuyến nghị rằng, trẻ em dưới 18 tháng tuổi nên tránh sử dụng thiết bị điện tử ngoài việc trò chuyện video.
Sau 18 tháng, AAP khuyến nghị chỉ nên cho trẻ xem các chương trình chất lượng cao. Từ 2 đến 5 tuổi, bạn nên giới hạn thời gian xem điện thoại dưới 1 tiếng/ngày.
9. Thường xuyên vận động
Việc vận động có tác dụng tích cực đối với sức khoẻ tinh thần và thể chất. Nó giúp giải phóng endorphin, có thể giúp chống lại cảm giác trầm cảm và lo lắng. Hơn nữa, nó cũng có thể xây dựng sự tự tin, nâng cao lòng tự trọng và xây dựng các kỹ năng nhận thức ở trẻ.