Bạn có nhớ con mình ngã bao nhiêu lần trước khi biết đi không. Một đứa trẻ lớn lên cần học rất nhiều thứ, chúng cần có thời gian để hiểu, tiếp thu, kết hợp và sử dụng thông tin đó.
Nếu một đứa trẻ không hiểu trong 10 lần đầu tiên bạn nói, điều đó không có nghĩa chúng bướng bỉnh mà là cần thêm thời gian và luyện tập. Điều trẻ cần là sự hướng dẫn tử tế và kiên nhẫn của bố mẹ chứ không phải là một hình phạt đầy bạo lực.
5. Không sao đâu
Con bạn đã làm rối tung lên mọi chuyện. Chúng đã mắc sai lầm. Có thể là lùi xe vào cửa gara hoặc làm hỏng gì đó trong xe của bạn. Hoặc có lẽ là lựa chọn khiến chúng cảm thấy hối tiếc.
Một trong những điều mà chúng cần nghe không phải là bạn chì chiết lại những sai lầm của con. Điều đầu tiên chúng muốn nghe từ bạn là lời động viên "Không sao đâu" và sau đó bạn cần giải thích cho con bạn hiểu, phạm sai lầm là được phép trong cuộc sống.
6. Con nói đi, bố/mẹ nghe đây!
Hãy trở thành những phụ huynh điềm tĩnh, bình tĩnh, không cáu giận, có như thế trẻ mới sẵn lòng tâm sự với bố mẹ. Ảnh minh họa
Khi trẻ cảm nhận được sự yên tâm và bố mẹ cũng đang mong muốn lắng nghe mình, trẻ sẽ dễ dàng trút bầu tâm sự. Không dễ để nhận được niềm tin từ con cái, đặc biệt là với những chuyện riêng tư. Nếu như bố mẹ lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe và đưa ra lời khuyên thích hợp thì hẳn những đứa con của họ sẽ vô cùng hạnh phúc.
Không chỉ nghe mà bố mẹ còn cần thông cảm, không mắng mỏ, tỏ ra khó chịu với những thắc mắc có vẻ ngây thơ hoặc lớn trước tuổi của trẻ. Thử tưởng tượng cứ nói chuyện là sẽ bị bố mẹ mắng thì liệu trẻ con muốn chia sẻ nữa không. Thế nên, hãy trở thành những phụ huynh điềm tĩnh, bình tĩnh, không cáu giận, có như thế trẻ mới sẵn lòng tâm sự với bố mẹ.
7. "Con mong bố mẹ luôn ở đây dù có chuyện gì xảy ra"
Cảm giác tin tưởng, sự an toàn là điều khiến một đứa con luôn quay về trong vòng tay bố mẹ dù xảy ra chuyện gì đi chăng nữa.
Những đứa trẻ có cảm giác được gắn bó, an toàn thường kiên cường, sống tích cực, ít bỏ học ở lứa tuổi thiếu niên.
8. Bố mẹ tin con
Bạn cần ưu tiên việc xây dựng lòng tin với con. Ảnh minh họa
Bất kỳ mối quan hệ tốt nào cũng được xây dựng trên sự tin tưởng. Do đó, điều quan trọng là con bạn phải biết bạn tin tưởng con. Có thể điều này khó thực hiện vì con bạn đã phá vỡ lòng tin của bạn hết lần này đến lần khác.
Bạn cần ưu tiên việc xây dựng lại lòng tin với con bạn. Thay vì nói "Cha mẹ không còn tin tưởng con nữa vì con đã…", hãy tạo ra những cơ hội nhỏ để con bạn lấy lại lòng tin. Tất nhiên chúng cần trải qua hậu quả của việc đổ vỡ lòng tin, nhưng bạn cần ưu tiên xây dựng lại nó.
9. "Hãy chấp nhận con người của con, đừng liên tục so sánh con với những đứa trẻ khác"
Bố mẹ nào cũng muốn con mình trở thành người tốt nhất có thể. Mong muốn tự nhiên này đôi khi có thể khiến bố mẹ so sánh con mình với người khác.
Nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi bố mẹ biết chấp nhận sẽ dễ đạt được thành công trong cuộc sống hơn. So sánh con cái với người khác là điều tối kỵ khi dạy dỗ con.