Người tiêu hóa kém
Lòng lợn chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa hơn, không phù hợp với những người đang bị rối loạn tiêu hóa, đang có bệnh nhiễm khuẩn đường ruột hoặc người bụng yếu, hay đau bụng, đi ngoài.
Ngoài ra, người béo phì, thừa cân cũng không nên ăn lòng vì thực phẩm này có lượng calo cao. Món ăn này cũng không tốt cho người bị cảm, cúm vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu, cơ thể đang yếu sẽ càng mệt.
Người bị viêm gan
Đối với người sức khỏe bình thường thì việc ăn lòng ở mức độ phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý với những người bị xơ gan, viêm gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ thì không nên ăn lòng quá thường xuyên.
Gan vốn đảm nhiệm sự chuyển hóa chất độc và thức ăn, chính vì vậy vô tình nội tạng động vật đang sở hữu 1 lượng chất dinh dưỡng và độc tố chưa được chuyển hóa, tế bào gan ở người mắc bệnh vốn đã không hoạt động tốt như người bình thường, có thể sẽ bị quá tải và bị bệnh nặng hơn nếu ăn nhiều nội tạng động vật.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai không nên ăn những món ăn từ nội tạng như tiết canh, lòng lợn, gan, mề bởi những món ăn từ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Ngoài ra nếu ăn phải gan lợn không đảm vệ sinh có nguy cơ bị khuẩn vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người. Một căn bệnh đáng sợ hơn đó là nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, loại vi khuẩn này thường bám trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe phụ nữ mang thai.