Ăn tỏi sống có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở động mạch, triglyceride, huyết áp, kết tập tiểu cầu và độ quánh máu, đây là những yếu tố nguy cơ của bệnh tim. Một nghiên cứu của Đức kéo dài 4 năm phát hiện tỏi giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim đến 50%. Nghiên cứu khác tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) cũng khẳng định, tiêu thụ tỏi thường xuyên thiểu các nguy cơ mắc bệnh về tim.
Tăng khả năng miễn dịch
Ăn một vài tép tỏi vào buổi sáng có thể giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch, nhất là vào những ngày trời lạnh, thay đổi thời tiết. Bởi tỏi chứa các hợp chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do và các mầm bệnh lạ gây bệnh. Tỏi nghiền có allicin, hoạt chất chính trong tỏi giúp cải thiện hệ thống phòng thủ bên trong của bạn.
Kiểm soát huyết áp
Tỏi sống cũng có thể giúp chống lại các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp. Sự hiện diện của các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, trong tỏi có thể giúp giữ huyết áp của bạn ở mức ổn định. Đặc biệt sẽ hiệu quả hơn nếu ăn khi bụng đói.
Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Các nghiên cứu trên khắp thế giới đã chứng minh rằng tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Các hợp chất flavonol và sulfur hữu cơ có trong tỏi mang lại hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Chưa kể, tỏi còn có thể hỗ trợ điều trị ung thư. Các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50% và tốt nhất là khi ăn tỏi sống.
Tăng cường thải độc, ngăn ngừa ngộ độc
Hợp chất sulfhydryl trong tỏi - cao nhất khi ăn sống có thể loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giảm tác hại của kim loại nặng tích tụ, nhất là với chì. Bên cạnh đó, ăn tỏi sống khi bụng rỗng cũng được cho là giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do bảo vệ lớp màng dạ dày, tính kháng viêm và nuôi dưỡng vi khuẩn tốt. Ngoài ra, allicin còn giúp loại bỏ nicotine, thanh lọc máu và làm sạch hệ hô hấp hữu hiệu.
Kháng viêm, chống cảm cúm
Hợp chất sulfur và allicin có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi sống hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Tác dụng làm đẹp của tỏi
Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, ăn 1 tép tỏi sống vào buổi sáng còn hỗ trợ làm đẹp rất tốt nhưng ít ai biết đến.
Nếu không thể ăn tỏi sống, bạn có thể tận dụng tỏi khi chế biến các món ăn (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, ăn tỏi vào thời điểm này giúp tăng cường tiêu hóa và thải độc, nên hiệu quả giảm cân, “đốt cháy” mỡ nội tạng rất cao. Thứ hai, tỏi có tác dụng tăng cường bài tiết hormone, tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới giúp da đẹp hơn. Bản thân tỏi cũng có các chất kháng sinh tự nhiên nên trị mụn rất tốt, còn có thể làm trắng da từ bên trong. Tỏi có chứa S-allyl cysteine, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và làm giảm nếp nhăn.
Thứ ba, các chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm trong củ tỏi còn giúp loại bỏ các gốc oxy chống lại tình trạng lão hóa sớm. Thứ tư, tỏi rất tốt cho làm đẹp tóc và móng. Không chỉ giúp móng chắc khỏe, hồng hào mà còn giảm rụng tóc, giảm nguy cơ nấm da đầu và tình trạng gàu ngứa. Ngoài ra, ăn tỏi sống cũng là một cách tăng cường estrogen để phụ nữ điều hòa nội tiết tố. Điều này giúp chị em khỏe mạnh và có vẻ ngoài nữ tính hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Women’s Health