Tác dụng của chất chitosan trong vỏ tôm là cản trở quá trình xâm nhập của chất béo vào mạch máu. Theo đường tiêu hóa, hỗn hợp được tạo ra từ chitosan và chất béo sẽ được thải ra ngoài và giúp cho hàm lượng cholesterol hấp thu trong máu giảm đi đáng kể. Mặt khác nó còn ngăn cản phân tử béo khác để giúp ngừa nguy cơ với bệnh lý về tim, về động mạch.
Đặc biệt, với những người bị béo phì hay dư thừa cân nặng, chitosan có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo. Nhờ đó mà nó tạo cảm giác no, hạn chế cơn thèm ăn. Ngoài ra, nó còn giảm chất béo và chống oxy hóa nên cũng giúp bảo vệ gan của con người.
Theo chuyên gia, trong trường hợp bạn muốn ăn vỏ tôm thì cũng nên biết cách ăn sao cho đảm bảo an toàn, giữ được giá trị dinh dưỡng của nó với sức khỏe.
Vỏ tôm đã chế biến và vỏ tôm tươi hầu như không khác nhau về hàm lượng dinh dưỡng. Vì thế bạn có thể dùng tôm nguyên vỏ để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau theo sở thích của mình. Chuyên gia khuyên bạn nên lưu ý là không nên ăn quá nhiều tôm để tránh thừa đạm gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Có những loại tôm lớp vỏ rất cứng, nếu ăn sẽ vô cùng khó tiêu nên bạn cũng không cần cố gắng ăn lớp này. Nếu cha mẹ muốn bổ sung tôm vào thực đơn hàng ngày cho trẻ để tăng canxi thì cũng không nhất thiết phải cho trẻ ăn cả vỏ tôm, chỉ cần dùng phần thịt tôm thôi cũng đủ dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ.